• If this is your first visit, be sure to check out the FAQ by clicking the link above. You may have to register before you can post: click the register link above to proceed. To start viewing messages, select the forum that you want to visit from the selection below.
Xin chào ! Nếu đây là lần đầu tiên bạn đến với diễn đàn, xin vui lòng danh ra một phút bấm vào đây để đăng kí và tham gia thảo luận cùng VnPro.

Announcement

Collapse
No announcement yet.

Wireless lan những vấn đề cơ bản của mạng không dây

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Wireless lan những vấn đề cơ bản của mạng không dây

    WIRELESS LAN
    NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA MẠNG KHÔNG DÂY

    Nội dung chính:

    1. Tổng quan:

    - Điểm quan trọng nhất về các mạng không dây là chúng cũng dễ xây dựng như các mạng nối dây khác. Tuy nhiên các mạng không dây yêu cầu hiểu sâu hơn các kỹ thuật và lập kế hoạch cẩn thận để cung cấp hoạt động hoàn thiện, hiệu suất hoạt động cao và bảo mật. Một mạng không dây không được lập kế hoạch sẽ dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng vì hiệu suất hoạt động thấp và các vấn đề bảo mật. Để lập kế hoạch cho một mạng không dây phải tìm hiểu tốt những vấn đề sau:
    • Những khái niệm mạng cơ bản: ngoài những đặc tính truyền vật lý, mạng không dây cũng tương tự như các mạng nối dây. Tất cả các khái niệm mạng cơ bản áp dụng cho một mạng thì cũng áp dụng cho các mạng khác. Vì vậy, quan trọng là phải hiểu các khái niệm mạng.
    • Các kỹ thuật mạng không dây, thiết bị cơ bản và các chuẩn: mạng không dây dựa trên cơ sở những kỹ thuật tương đối mới khi so sánh với mạng nối dây. Các kỹ thuật mạng không dây liên tục phát triển, kết quả là sinh ra các thiết bị và chuẩn mới. Khi lựa chọn thiết bị mạng không dây quan trọng là tất cả các kỹ thuật sẵn có được đánh giá để đảm bảo mạng có thể hoạt động phù hợp với nhu cầu và chi phí của người sử dụng nhất.
    • Vấn đề bảo mật trong mạng không dây: khi triến khai mạng không dây, vấn đề bảo mật của các kỹ thuật phải được tìm hiểu kỹ.
    • Mạng không dây có phù hợp với yêu cầu của người sử dụng không?
    • Tạo tài liệu các pha trong kế hoạch là một trong những công việc quan trọng khi lập kế hoạch triển khai một mạng không dây.
    - Bảy bước cơ bản thiết kế một mạng không dây:

    2. Bước 1: Những yêu cầu cần thiết của mạng không dây

    - Một trong những bước chính và đầu tiên khi xây dựng một mạng không dây là tìm hiểu những nhu cầu cơ bản của mạng không dây cần thiết lập. Điều này đảm bảo bạn có thể giải thích nguyên nhân các dịch vụ chính mà bạn mong muốn sử dụng trong một mạng không dây, nó cũng giúp lựa chọn kiểu mạng không dây thỏa mãn nhu cầu của bạn. Bước này giúp bạn xác định các dịch vụ muốn có trong mạng không dây và giúp bạn lập kế hoạch cho dạng mạng phù hợp với yêu cầu của bạn nhất.
    - Xác định các chương trình máy tính và các ứng dụng sẽ sử dụng trên máy tính truy cập vào mạng không dây, là vấn đề quan trọng khi nó giúp bạn quyết định các mạng không dây có thỏa mãn như cầu thiết yếu của bạn hay không. Tìm hiểu các yêu cầu mạng cần xây dựng thậm chí còn quan trọng hơn một mạng không dây có thể thay thế cho một mạng nối dây đang tồn tại. Trong trường hợp này, nếu các dịch vụ được mong muốn không được xem xét trong giai đoạn lập kế hoạch, mạng không dây có thể thiếu các đặc tính cơ bản vốn sẵn có trong mạng nối dây. Nên đánh giá và nhận dạng tất cả các ứng dụng phần mềm cần để truy cập dữ liệu và tài nguyên trên mạng. Cần có những chú ý đặc biệt đến các ứng dụng sử dụng các luồng âm thanh và hình ảnh cũng như các ứng dụng client truy cập nhiều dữ liệu.

    a. Các file server và server ứng dụng
    - Hầu hết các mạng được sử dụng để chia sẻ file giữa người sử dụng. Những file này được lưu trên những ổ cứng dung lượng lớn trên các máy tính, có thể là các server file độc lập hay các workstation, được kết nối đến mạng. Thêm vào đó các dịch vụ chia sẻ file, các chương trình ứng dụng trên cở sở mạng phải được xem xét. Những chương trình ứng dụng có thể là mail server, phần mềm đăng ký tài khoản hay Web server. Xem xét các file server và server ứng dụng là rất quan trọng vì phần cứng và phần mềm mạng không dây không hỗ trợ một cách thích đáng cho các máy tính cung cấp các dịch vụ này, toàn bộ mạng không dây dễ dàng trở nên vô dụng.

    b. Các server in
    - Khả năng chia sẻ các máy in là một ứng dụng khác của các mạng. Nếu đặc tính in được hỗ trợ trong mạng không dây, đảm bảo được quan tâm khi lập kế hoạch thiết lập mạng không dây. Khi thiết lập mạng không dây phải quyết định kết nối các mày in đến mạng không dây.

    c. Truy cập Internet
    - Truy cập Internet trở thành một trong những ứng dụng chính của mạng. Các mạng thường chia sẻ kết nối tốc độ cao giữa người sử dụng. Nên xem xét muốn chia sẻ kết nối Internet giữa người dùng trong mạng không dây như thế nào. Tùy thuộc vào kế hoạch triển khai, băng thông kết nối mong muốn phải được xem xét để cung cấp giải pháp băng thông cao cho người sử dụng mạng không dây.

    d. Những thiết bị mạng khác
    - Tất cả các thiết khác được gắn vào mạng phải được xem xét khi định nghĩa các dịch vụ cần thiết trong mạng không dây. Những thiết bị như vậy có thể là modem pool, tape backup hay các hệ thống bảo mật site.

    e. Lựa chọn dạng thích hợp cho mạng không dây
    - Lựa chọn dạng mạng không dây cần thiết kế tùy thuộc vào các nhân tố như gồm số các kết nối mạng không dây mong đợi, kịch bản triển khai (như home use,
    SoHo, enterprise, hay WISP), bảo mật và các liên kết mở rộng khác.

    f. Các dạng mạng không dây:

    - Mạng không dây peer-to-peer hay Ad-hoc: bao gồm hai hay nhiều máy tính, thường không có bất cứ dạng server nào (ví dụ: file server hay mail server). Thay vì như vậy các máy tính sẽ liên lạc trực tiếp với nhau. Những mạng không dây có dạng này có nhiều hạn chế và chỉ được triển khai trong những thiết kế mạng nhỏ như môi trường gia đình hay
    SoHo.
    - Mạng không dây đứng một mình: bao gồm một hay nhiều máy tính và có thể có một file server và các tài nguyên mạng chia sẻ khác. Những mạng tương đối an toàn khi chúng không kết nối Internet hay các mạng khác. Dạng mạng này chỉ thường chỉ sử dụng trong môi trường
    SoHo, kinh doanh nhỏ và xưởng sản xuất.
    - Mạng không dây thay thế cho mạng nối dây: rất nhiều tổ chức hiện đang tiến hành thay thế mạng nối dây sẵn có bằng mạng không dây. Thiết kế một mạng không dây thay thế cho một mạng nối dây sẽ cung cấp cho người dùng khả năng linh động và mạng được nâng cấp dễ dàng hơn. Ví dụ, để nâng cấp một mạng nối dây, thường phải thay thế cả hệ thống dây cáp trong khi đó mạng không dây không yêu cầu như vậy. Để nâng cấp kỹ thuật mạng không dây, chỉ các thiết bị và phần mềm mạng không dây được nâng cấp là mạng có thể hoạt động được. Thay thế toàn bộ mạng nối dây bằng mạng không dây là một công việc rất lớn và được thực hiện một cách thận trọng. Cần thử nghiệm một mô hình mạng nhỏ trước khi triển khai một mạng không dây đầy đủ.
    - Mạng không dây mở rộng của một mạng nối dây: một ý tưởng hay khi triển khai một mạng không dây là trước tiên thiết kế mạng không dây như là phần mở rộng của mạng nối dây hiện tại. nghĩa là giữ nguyên mạng nối dây và thêm mạng không dây như một thành phần bổ sung cho mạng ban đầu. Điều này cho phép phân chia phẳng trên mạng hiện tại, cá hệ thống được yêu cầu cho mạng không dây vẫn nằm trên mạng không dây và các kết nối không dây cần thiết được nâng cấp bằng các thiết bị mạng không dây. Tuy nhiên, cần nhớ rằng kỹ thuật mạng không dây hiện tại hoạt động ở tốc độ thấp hơn các mạng nối dây. Vì vậy hay nhất là triển khai một mạng không dây như là thành phần mở rộng của mạng nối dây sao cho tất cả các máy tính và thiết bị yêu cầu băng thông mạng cao được kết nối đến mạng nối dây và các trạm làm việc hay thiết bị ngoại vi yêu cầu băng thông thấp được kết nối sử dụng thiết bị không dây.
    Khi đã hiểu rõ những yếu tố cần thiết cho một mạng không dây sẽ dễ dàng xác định được phạm vi của thiết kế và thiết lập các yêu cầu, mong muốn đối với mạng cần triển khai.

    WISP (các nhà cung cấp dịch vụ Internet không dây)

    WISP cung cấp các dịch vụ Internet không dây tại các khu vực công cộng như các quán café, sân bay, siêu thị,… WISP thường cung cấp các dịch vụ này bằng cách cài đặt các AP tại các khu vực công cộng và kết nối các AP với các kết nối băng thông rộng như DSL. Nếu thiết lập một WISP hostspot (point-of-service), cần cài đặt ít nhất các thiết bị sau nếu có dự định cung cấp các dịch vụ WISP:
    - Thiết bị kết nối băng thông rộng: WISP chỉ cung cấp truy cập Internet và thường không cung cấp các chế độ bảo mật mạng không dây. Trong hầu hết các trường hợp, các thiết bị kết nối băng thông rộng kết nối trực tiếp với AP để cung cấp đường truyền dữ liệu đến Internet.
    - Phần mềm quản lý truy cập WISP: các dịch vụ WISP thường là không miễn phí và yêu cầu phí truy cập Internet. Để quản lý sử dụng các dịch vụ và chứng thực, WISP triển khai phần mềm quản lý truy cập nhằm kiểm soát quá trình sử dụng và trừ vào tài khoản của khách hàng khi họ trả tiền cước. Không có nhiều công ty phần mềm cung cấp dạng phần mềm và dịch vụ như trên. Vì vậy, WISP thường giao cho các kỹ sư phần mềm viết chương trình quản lý tài khoản của người sử dụng. Những chương trình này thường được cài đặt tại các WISP hotspot hoặc tại site từ xa được kết nối với hotspot.


    Enterprise:

    Đây là mô hình triển khai phức tạp nhất. Các yêu cầu cho mạng này bao gồm các kết nối Internet và với các chi nhánh nhỏ khác, hỗ trợ cả mạng không dây và nối dây và yêu cầu bảo mật cao. Những yếu tố quan trọng:
    - NIC không dây: cần một NIC không dây cho mỗi máy tính hay thiết bị xách tay sẽ tham gia vào mạng. Có thể có các dạng NIC khác nhau tùy theo yêu cầu.
    - Các AP: cần nhiều AP để cung cấp các kết nối mạng không dây.
    - Thiết bị kết nối băng thông rộng, router và firewall: mạng này thường có yêu cầu tốc độ cao hơn mạng home, hay
    SoHo và sử dụng nhiều dạng thiết bị khác nhau trong mạng. Cài đặt các router và firewall để cung cấp chế độ bảo mật tương xứng được uỷ thác bởi chính sách kinh doanh.
    - Cáp mạng nối dây và phần cứng khác: yêu cầu thông lượng dữ liệu cao hơn các mô hình khác nên không thể sử dụng các kỹ thuật mạng không dây hiện tại. Các mạng kinh doanh này luôn sử dụng các mạng nối dây trong các đoạn mạng và người dùng yêu cầu băng thông cao, trong khi các đoạn mạng và người dùng yêu cầu băng thông thấp hơn được kết nối sử dụng các thiết bị mạng không dây.
    - Giới hạn bảo mật: mạng không dây phải đảm bảo mức độ bảo mật có thể tốt nhất được sử dụng để bảo vệ tính riêng tư của dữ liệu di chuyển qua mạng.

    7. Bước 6: Đánh giá tính khả thi của mạng không dây và chỉ số ROI

    Việc xây dựng một mạng không dây là chưa hoàn thành cho đến khi định nghĩa được tính khả thi của mạng một cách cụ thể. Triển khai một mạng không dây có thể không là ý tưởng tốt cho mọi trường hợp. Có thể khảo sát một cách tỉ mỉ kết quả của kế hoạch xây dựng mạng. Thêm vào đó là tính khả thi, có thể muốn đánh giá chỉ số ROI của việc triển khai mạng không dây. Việc tính toán ROI bao gồm chi phí tương ứng với việc triển khai và sử dụng và chi phí tiết kiệm được qua mỗi chu kỳ thời gian chấp nhận được. Một ROI lạc quan sẽ là đánh giá tốt cho việc triển khai mạng không dây trong khi chỉ số ROI không tốt sẽ là một yếu tố làm hạn chế việc triển khai mạng.

    8. Bước 7: Trao đổi kết quả cuối cùng với người quản lý cấp cao hơn

    Kế hoạch triển khai mạng không dây là được ghi chép cẩn thận nhằm thể hiện một giải pháp khác quan cung cấp những lợi ích hợp lý nhất đối với một mạng nối dây. Nó có thể chỉ ra những vấn đề cần quan tâm và những lựa chọn có thể được nâng cấp trong tương lại, có thể giành ưu thế cho việc triển khai mạng không dây và bảo vệ những đầu tư cho mạng không dây. Nên chia sẻ thông tin này với những người quản lý cấp cao và những người trực tiếp sử dụng mạng nhằm thu được những ý kiến đóng góp chính xác nhất.

    6. Bước 5: Ước lượng phần cứng và phần mềm mạng không dây được yêu cầu

    a. Phần cứng mạng không dây cơ bản:

    - Phần cứng mạng không dây cần thiết để triển khai mạng tùy thuộc vào kịch bản thiết kế. Nên có kế hoạch sử dụng phần cứng phù hợp với yêu cầu đưa ra, phù hợp với chi phí và trong tương lai có thể nâng cấp được.
    Một số thiết bị thường được sử dụng khi triển khai một mạng không dây:

    1. Các AP:
    • Các AP được xem như là trái tim của mạng không dây khi chúng tạo điều kiện truyền dữ liệu giữa các máy tính trong mạng. Thiết bị AP là kỹ thuật mạng không dây riêng, và một AP dựa trên cơ sở một kỹ thuật bình thường sẽ không hoạt động giao tiếp với kỹ thuật khác được. Ví dụ: bộ tương thích mạng không dây 802.11b không làm việc với các AP 802.11a. Quan trọng là thấy được một mạng không dây 802.11b thì hoàn toàn riêng biệt với một mạng không dây xây dựng theo chuẩn 802.11a thậm chí chúng chia sẻ cụng một vùng vật lý.
    • Một sơ đồ bố cục tổng quát có thể trợ giúp việc xác định số AP cần thiết trong một site. Nếu sơ đồ yêu cầu một mạng không dây hybrid mà các thiết bị 802.11b và 802.11a cùng tồn tại, nên có giải pháp kết nối các AP trong hai mạng khác biệt này và kết nối hai mạng bằng kỹ thuật mạng nối dây. Điều này sẽ đảm bảo mặc dù thiết lập một mạng hybrid nhưng người sử dụng mỗi mạng vẫn có thể truyền thông với mạng khác.
    2. Các bộ tương thích mạng không dây:
    • Các bộ tương thích mạng không dây hay là card giao tiếp mạng không dây (NIC không dây) là thiết bị được các thiết bị mạng không dây sử dụng để tham gia vào một không dây. Cũng tương tự các AP, NIC không dây cũng sử dụng những kỹ thuật riêng và phải được lựa chọn kỹ lưỡng dựa trên các yêu cầu của mạng và kỹ thuật AP.
    • Hiện trạng người dùng và thiết bị mỗi site sẽ giúp ước lượng được số NIC không dây cần thiết. Các NIC không dây là khác nhau với các thiết bị di động (như notebook, PDA) và các workstation. Các thiết bị di động thường yêu cầu NIC không dây dựa trên cơ sở tương thích giao tiếp card PC, trong khi các workstation yêu cầu tiêu biểu là các NIC không dây dựa trên liên kết thành phần thiết bị ngoại vi (PCI: Peripheral Component Interconnect). Tùy thuộc vào kế hoạch triển khai, xác định sẽ sử dụng dạng NIC không dây nào phù hợp với yêu cầu của mạng.
    3. Các Router:
    • Là thiết bị hoạt động như người điều khiển lưu lượng giữa hai hay nhiều mạng. Ví dụ: một mạng không dây 100 máy tính và 50 trong số chúng thuộc khu A và 50 thuộc khu B, giả sử các máy tính trong hai khu không cần thiết liên lạc với nhau như chúng liên lạc với nhau trong cùng một khu, tốt nhất là thiết lập hai mạng không dây riêng biệt A và B. Một mạng được chia theo cách này sẽ cung cấp hiệu quả hoạt động cao hơn khi mỗi mạng tồn tại riêng lẻ và không gây trở ngại cho lưu lượng từ mạng khác. Nếu muốn truyền thông giữa hai mạng A và B, chúng có thể liên kết với nhau qua một router. Router này sẽ chỉ gởi các gói dữ liệu một cách thông minh từ mạng A sang mạng B nếu một gói dữ liệu xuất phát từ mạng A được một máy tính ở mạng B mong đợi.
    • Một số AP làm việc gắn liền các router nhằm trợ giúp các mạng không gian riêng biệt với mạng nối dây. Nếu thiết lập một mạng không dây độc lập với ít máy tính, ví dụ khoảng 10 máy hay ít hơn, không cần thiết phải có router. Tuy nhiên nếu muốn liên kết một mạng không dây với một mạng nối dây hay Internet nên sử dụng một router để tách hai mạng.
    4. Các Hub:
    • Là các thiết bị mạng nối dây, sử dụng để mở rộng mạng bằng cách thêm các điểm kết nối vật lý trên một mạng mạng ( các jack RJ45). Có thể cần sử dụng một hoặc nhiều hub nếu mạng sẽ chứa một số lượng đáng kể các máy tính mạng nối dây.
    5. Các Firewall:
    • Là các thiết bị mạng cấu hình ở mức cao có thể được thực thi nhằm chỉ cho phép những luồng lưu lượng có giới hạn đi qua mạng. Việc sử dụng các firewall đặc biệt quan trọng nếu kết nối một mạng vào Internet. Nên sử dụng các thiết bị firewall nếu có dự định kết nối với một hay nhiều mạng đặc biệt qua Internet.
    6. Các thiết bị kết nối băng thông rộng:
    • Phần cứng kết nối băng thông rộng kết nối một mạng vào một kết nối băng thông rộng, ví dụ: một modem DSL kết nối một mạng vào Internet. Mỗi dạng kết nối băng thông rộng yêu cầu dạng phần cứng khác nhau và có thể cung cấp từ các nhà cungt cấp dịch vụ kết nối băng thông rộng. Nên sử dụng thiết bị trên nếu có dự định cung cấp kết nối băng thông rộng cho mạng không dây muốn xây dựng.
    b. Phần mềm

    - Nên xác định hệ điều hành và driver cho mỗi loại NIC không dây và hệ điều hành sẽ sử dụng. Các nhà sản xuất NIC không dây cung cấp driver phần mềm đi kèm thiết bị hoặc có thể download từ các Web site của nhà sản xuất cho hầu hết các hệ điều hành. Khi sử dụng các NIC không dây phải đảm bảo các nhà sản xuất thiết bị mạng không dây cung cấp các driver phần mềm và hỗ trợ cho hệ điều hành sẽ sử dụng. Ví dụ: nếu sử dụng NIC không dây vóii Microsoft Windows XP, phải chắc chắn nhà sản xuất của NIC không dây cung cấp đầy đủ các driver và phần mềm cần thiết đi kèm.

    c. Các yêu cầu phần cứng thông thường cho các kịch bản triển khai mạng không dây cụ thể:

    Một số yêu cầu phần cứng cơ bản đối với các kịch bản mạng không dây sử dụng cho gia đình (home),
    SoHo, kinh doanh hay WISP.

    Home:

    Đây là mô hình mạng không dây đơn giản nhất và thường yêu cầu phần cứng ít nhất:
    • NIC không dây: cần một NIC không dây cho mỗi máy tính hau thiết bị xách tay sẽ tham gia vào mạng.
    • AP không dây: cần một hoặc nhiều AP cung cấp các kết nối mạng.
    • Thiết bị kết nối băng thông rộng, router, và firewall: modem DSL hoặc modem cáp, router và firewall cần thiết để cung cấp kết nối an toàn với Internet. Rất nhiều nhà sản xuất đưa ra các AP gắn liền với router và firewall và có thể dễ dàng kết nối vào phần cứng kết nối băng thông rộng.
    • Cáp mạng nối dây: cũng có thể cần một số kết nối mạng nối dây để kết nối với các thiết bị mạng không di chuyển như máy in với AP. Hầu hết các AP thường cung cấp các jack mạng trực tiếp cho những thiết bị như trên.
    SoHo
    • Cũng tương tự như mô hình home nhưng thường có thêm các file server và yêu cầu mức độ bảo mật cao hơn. Có kế hoạch thiết lập chế độ bảo mật thích hợp và triển khai các file server khi thiết lập mạng không dây trong môi trường SoHo.

    3. Bước 2: Xác định phạm vi thiết kế

    - Ở bước này, sẽ định nghĩa phạm vi thiết kết mạng không dây cần triển khai. Sẽ phải quyết định triển khai toàn bộ mạng cùng lúc hay trước tiên xây dựng một mô hình thử nghiệm và từng bước hoàn thành một mạng không dây thực sự. Việc thực hiện triển khai mạng theo mô hình tăng dần giúp hiểu rõ hơn yêu cầu thiết lập mạng và cho phép lựa chọn những kỹ thuật đúng.
    - Nên xây dựng mô hình thử nghiệm trước và sau đó hoàn thành từng bước. Nếu thay thế mạng nối dây bằng mạng không dây, trước hết nên sử dụng mạng không dây chung với mạng nối dây và sau đó mới thay thế toàn bộ mạng nối dây nhằm tránh những biến cố đột ngột.

    4. Bước 3: Xây dựng sơ đồ site tổng quát

    Để có một sơ đồ hoàn chỉnh cần phải xác định sơ đồ tổng quát cho mỗi vị trí vật lý dự định cài đặt một mạng không dây. Sơ đồ tổng quát bao gồm những nghiên cứu cụ thể chính xác về khu vực địa lý bao phủ, các yêu cầu bảo mật cho từng site, hiện trạng người sử dụng và thiết bị mạng không dây.

    a. Xem xét khu vực địa lý bao phủ:

    - Tín hiệu mạng không dây dễ bị ảnh hưởng bởi nhiễu từ các thiết bị sử dụng cùng dải tần số khác. Ví dụ: 802.11b hoạt động trong dải tần số ISM 2.4GHz và có thể bị ảnh hưởng bởi nhiễu của sóng vi ba, điện thoại di động và các thiết bị Bluetooth. Thêm vào đó các vấn đề liên quan đến nhiễu mà mạng không dây phải chấp nhận, các vật thể bằng thép và những bức tường dày cũng dễ dàng cản trở tín hiệu mạng không dây. Vấn đề nhiễu và cản trở tín hiệu trên đường truyền dữ liệu mạng không dây làm giảm hiệu quả hoạt động của mạng. Hiệu quả hoạt động cũng giảm khi khoảng cách giữa thiết bị mạng không dây và AP gia tăng. Những vấn đề như vậy có thể được giải quyết bằng cách đặt AP và các điểm chết tại vị trí phù hợp với chúng nhất, và đảm bảo số thiết bị tranh chấp ít nhất hoạt động trong khu vực dự định sẽ triển khai mạng không dây.

    b. Đặt các AP không dây tại vị trí tốt nhất

    Vị trí tốt nhất để đặt AP không dây là khu vực truyền tín hiệu ít bị cản trở nhất và gần với người sử dụng mạng không dây nhất. Sử dụng phần mềm kiểm soát tín hiệu để kiểm soát cường độ tín hiệu nhằm xác định vị trí tốt nhất đặt AP. Hầu hết các thiết bị mạng không dây đều sử dụng phần mềm kiểm soát tín hiệu có thể biểu hiện tín hiệu liên quan tại các khoảng cách khác nhau từ AP. Có thể kiểm tra tín hiệu từ các AP dự định cài đặt site. Dự định đặt AP tại các vị trí có khoảng cách như vậy sẽ giúp các AP vừa đủ bao phủ lên các khu vực dự định xây dựng mạng. Cài đặt các AP theo cách này sẽ giúp người sử dụng thiết bị di động di chuyển giữa hai AP luôn luôn nhận được tín hiệu của mạng không dây.

    c. Xác định vị trí điểm chết:

    Các điểm chết trong mạng không dây là những vùng vật lý mà tín hiệu không dây không thể đến được do cấu trúc vật lý tự nhiên (khóa bằng thép hay cấu trúc như boongke) hay nhiễu quá nhiều. Phải xác định các điểm chết và quyết định nó có giá trị cung cấp các dịch vụ không dây cho những khu vực này hay không. Nếu các dịch vụ không dây cần thiết cho những khu vực này, hoặc cài đặt thêm các AP hoặc phải lựa chọn kỹ thuật mạng không dây ít bị ảnh hưởng hơn giải pháp ban đầu. Nếu sự hiện diện của mạng không dây là không cần thiết tại những điểm chết thì sử dụng các mở rộng mạng nối dây cho các kết nối mạng tại những điểm này.

    d. Các yêu cầu bảo mật tại mỗi site:

    Với một mạng không dây khá lớn, có một hoặc nhiều tầng hoặc được đặt trong khu vực yêu cầu bảo mật cao, chính sách bảo mật khó có thể là tốt nhất. Các vùng khác nhau trong một mạng không dây có thể sử dụng các chính sách bảo mật khác nhau, một số yêu cầu mức độ bảo mật cao trong khi các vùng khác yêu cầu mức độ bảo mật thấp. Ví dụ: những vùng trên các thiết bị ngoại vi bên ngoài một site yêu cầu các khóa mã hóa dài hơn, trong khi các vùng bên trong site yêu cầu khóa mã hóa ngắn hơn.

    e. Phân tích hiện trạng người sử dụng và thiết bị mạng không dây:

    Nếu tất cả thiết bị và người sử dụng được kết nối sử dụng thiết bị mạng không dây, ví dụ trong trường hợp một mạng không dây tồn tại độc lập, thì bỏ qua bước này. Trong các trường hợp khác, cần phải có quá trình khảo sát toàn diện và kỹ lưỡng tất cả các máy tính và thiết bị sẽ hoạt động trong mạng không dây sắp được thành lập nhằm đảm bảo xác định chính xác hơn thiết bị nào người sử dụng sẽ cần. Nên phân tích hiện trạng người sử dụng và thiết bị dựa trên những tiêu chuẩn sau:
    • Dạng thiết bị máy tính: người sử dụng các thiết bị máy tính di động (như laptop, notebook, hay PDA) là người sử dụng phù hợp nhất của mạng không dây, trong khi đó người sử dụng máy tính để bàn và workstation có thể không cần khả năng sử dụng mạng không dây. Tuy nhiên, có những tình huống mạng không dây được triển khai thay thế cho mạng nối dây thì phát biểu trên là không phù hợp và tất cả các máy tính phải được chuẩn bị để sử dụng mạng không dây.
    • Hệ điều hành: nhìn chung tất cả các thiết bị được cài đặt một hệ điều hành (OS). Tất cả các thiết bị phải được kê khai cụ thể, khi tất cả các OS có thể không hỗ trợ kỹ thuật mạng không dây thì phải có giải pháp để sử dụng. Trong trường hợp có một OS không hỗ trợ kỹ thuật mạng không dây, nên liên hệ với nhà sản xuất hoặc có giải pháp cài đặt hệ điều hành khác trên thiết bị đó. Ví dụ: nếu hệ thống được cài đặt hệ điều hành Windows 3.1 và sử dụng kỹ thuật mạng không dây chuẩn 802.11b, khả năng lớn nhất là các driver 802.11b có thể không phù hợp với Windows 3.1 và phải có kế hoạch nâng cấp hệ điều hành hoặc sử dụng mạng nối dây để kết nối các máy tính này vào mạng.
    • Yêu cầu băng thông của các máy tính: nếu các máy tính cần có trong các mạng không dây yêu cầu thông lượng mạng cao (như file server), phải cố gắng sử dụng kỹ thuật mạng không dây cho phép thông lượng tương ứng. Ví dụ: 802.11b hỗ trợ tốc độ 11Mbps, nhưng nếu có yêu cầu tốc độ cao hơn thì phải nghĩ đến việc sử dụng thiết bị chuẩn 802.11a cung cấp tốc độ 54Mbps.
    5. Bước 4: Thiết lập các yêu cầu và mong muốn

    Khi xây dựng một mạng không dây, quan trọng là phải đưa ra những mong muốn thiết thực trong khi thiết lập các yêu cầu cho mạng. Khi thiết lập các yêu cầu nên đảm bảo chúng là thiết thực và có thể được đáp ứng bởi các kỹ thuật dự định sử dụng. Ví dụ: không thể mong đợi 1000 người sử dụng cùng lúc một AP và duy trì tốc độ 11Mbps khi sử dụng mạng không dây chuẩn 802.11b, trong khi hầu hết các AP 802.11b hỗ trợ tối đa 64 người sử dụng. Tuy nhiên nên thiết lập yêu cầu tối thiểu cho mạng, sẽ giúp việc lựa chọn thiết bị và thiết lập yêu cầu một cách kỹ lưỡng và chính xác hơn.

    a. Băng thông và tốc độ mạng:

    Vì mạng không dây là môi trường truyền dẫn chia sẻ giữa các thiết bị không dây trên mạng nên băng thông và tốc độ mạng sẽ giảm khi gia tăng số người sử dụng chia sẻ AP. Khi xây dựng một mạng không dây, phải khảo sát thông lượng của kỹ thuật mạng không dây được đề xuất có đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng hay không. Ví dụ: nếu người sử dụng cần có băng thông 100Mbps, thì 802.11b không phải là lựa chọn đúng đắn. Vì vậy khi thiết kế, phải so sánh nhu cầu thật sự của người dùng với khả năng của những kỹ thuật hiện có, và liên hệ với những người sẽ sử dụng mạng không dây dự định thiết kế nhằm đưa ra những đặc tính của mạng chính xác nhất.

    b. Khu vực bao phủ và phạm vi của mạng

    Mặc dù các nhà sản xuất thiết bị mạng không dây khẳng định thiết bị của họ có thể hoạt động trong phạm vi lên đến 300m, tuy nhiên thường thì với phạm vi đó chỉ có thể là một khu đất trống trong điều kiện có thể nhìn thấy trực tiếp. Các cấu trúc bằng thép và các tường dày dễ dàng cản trở tín hiệu mạng không dây. Mạng không dây hoạt động tốt hơn trong những môi trường không có cản trở tín hiệu. Ví dụ: các mạng không dây trong một tòa nhà với những phòng ngủ nhỏ sẽ hoạt động tốt hơn một tòa nhà với những văn phòng riêng biệt. Thêm vào đó, nếu vị trí của mạng không dây được triển khai có nhiều tầng tín hiệu có thể sẽ bị cản trở bởi trần và sàn của tòa nhà.

    c. Bảo mật
    Những chuẩn bảo mật hiện tại của mạng không dây đang được tranh cãi rất nhiều. Trong khi triển khai mạng không dây nên tìm hiểu một cách thấu đáo ưu và nhược điểm của vấn đề bảo mật mạng không dây nhằm tránh đưa ra những yêu cầu không thể trở thành sự thật trong thời gian dài. Hãy hiểu rằng những chuẩn bảo mật mạng không dây hiện tại có thể bị hư hại do các tấn công từ bên ngoài.

    Phan Trung Tín
    Email: phantrungtin@vnpro.org
    .
Trung Tâm Tin Học VnPro
149/1D Ung Văn Khiêm, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM
Tel: (028) 35124257 (028) 36222234
Fax: (028) 35124314

Home Page: http://www.vnpro.vn
Forum: http://www.vnpro.org
Twitter: https://twitter.com/VnVnpro
LinkedIn: https://www.linkedin.com/in/VnPro
- Chuyên đào tạo quản trị mạng và hạ tầng Internet
- Phát hành sách chuyên môn
- Tư vấn và tuyển dụng nhân sự IT
- Tư vấn thiết kế và hỗ trợ kỹ thuật hệ thống mạng

Videos: http://www.dancisco.com
Blog: http://www.vnpro.org/blog
Facebook: http://facebook.com/VnPro
Zalo: https://zalo.me/1005309060549762169
​​​​​​
Working...
X