• If this is your first visit, be sure to check out the FAQ by clicking the link above. You may have to register before you can post: click the register link above to proceed. To start viewing messages, select the forum that you want to visit from the selection below.
Xin chào ! Nếu đây là lần đầu tiên bạn đến với diễn đàn, xin vui lòng danh ra một phút bấm vào đây để đăng kí và tham gia thảo luận cùng VnPro.

Announcement

Collapse
No announcement yet.

Các Công nghệ cạnh tranh với WLAN

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Các Công nghệ cạnh tranh với WLAN

    (Nguồn: Wimaxpro.org)
    CÁC CÔNG NGHỆ CẠNH TRANH VỚI WLAN

    - Có nhiều công nghệ cạnh tranh với các chuẩn 802.11. Khi nhu cầu kinh doanh thay đổi và công nghệ đã được cải tiến thì vẫn liên tục có nhiều chuẩn mới được tạo ra để hỗ trợ cho thị trường. Ở đây chúng ta xét những công nghệ sau:
    + HomeRF
    + Bluetooth
    + Infrared
    + OpenAir
    1. HomeRF
    - HomeRF hoạt động trong băng tần 2.4 Ghz và sử dụng công nghệ nhảy tần (frequency hopping). Các thiết bị HomeRF nhảy khoảng 50 hop trong một giây – khoảng 5 đến 20 lần nhanh hơn các thiết bị 802.11 FHSS. Phiên bản mới là HomeRF 2.0 sử dụng quy tắc nhảy tần băng rộng (wide band) mới đã được phê chuẩn bởi FCC. Hãy nhớ lại các quy tắc sau được áp dụng sau ngày 31/8/2000:
    + Tần số sóng mang rộng lớn nhất là 5 Mhz
    + Ít nhất là 15 hop trong một chuỗi nhảy (hop sequence)
    + Công suất phát tối đa là 125 mW.
    - Bởi vì HomeRF cho phép tăng tần số sóng mang và rất linh hoạt trong việc cài đặt nên có người nghĩ rằng nhảy tần băng rộng sẽ phổ biến. Tuy nhiên, điều này đã không xảy ra. Mặc dù có thuận lợi về mặt tốc độ (10 Mbps) nhưng vẫn không bù được những bất lợi về giới hạn công suất phát 125 mW. Điều này gây ra giới hạn việc nhảy tần băng rộng chỉ trong phạm vi 150 feet. Những giới hạn này đã làm cho các thiết bị nhảy tần băng rộng chỉ được sử dụng chủ yếu trong môi trường SOHO.
    - HomeRF sử dụng giao thức SWAP, là một sự kết hợp giữa CSMA và TDMA. SWAP là một sự lai tại giữa 802.11 và chuẩn DECT và đã được phát triển bởi nhóm làm việc HomeRF. Các thiết bị HomeRF là các thiết bị duy nhất trên thị trường hiện tại vẫn còn sử dụng các quy tắc nhảy tần băng rộng. Các thiết bị HomeRF được xem là bảo mật hơn 802.11 trong việc sử dụng WEP bởi vì HomeRF sử dụng 32 bit IV thay vì chỉ 24 bit như trong 802.11. Hơn nữa, HomeRF chỉ định các IV được chọn như thế nào trong quá trình mã hóa. 802.11 không có quá trình này nên nó rất dễ bị tấn công.
    2. Bluetooth
    - Bluetooth là một công nghệ nhảy tần khác hoạt động trong băng tần 2.4 Ghz ISM. Tỷ lệ nhảy của các thiết bị Bluetooth khoảng 1600 hop trong một giây (có dwell time khoảng 625 uS) vì thế chúng có chi phí nhiều hơn đáng kể so với hệ thống nhảy tần trong 802.11. Tỷ lệ nhảy cao cũng giúp cho công nghệ kháng cự tốt hơn với nhiễu băng hẹp. Các hệ thống Bluetooth không được thiết kế để có throughput cao nhưng lại rất đơn giản trong sử dụng, có công suất thấp và khoảng cách ngắn (WPAN). Chuẩn IEEE 802.15 bao gồm các đặc tả cho Bluetooth.
    - Một điểm bất lợi lớn nhất trong việc sử dụng công nghệ Bluetooth là chúng dường như phá hủy hoàn toàn các mạng 2.4 Ghz khác. Tốc độ nhảy cao của Bluetooth trong toàn bộ băng tần 2.4 sử dụng được làm cho tín hiệu Bluetooth xuất hiện trong các hệ thống khác như là nhiễu all-band (all-band interference). Bluetooth cũng ảnh hưởng đến các hệ thống FHSS khác. Nhiễu all-band có nghĩa là làm hỏng tín hiệu trong toàn bộ dãy tần số có thể sử dụng được. Nhưng lạ thay, nhiễu ngược (counter-interference) (nhiễu của mạng WLAN gây ra cho Bluetooth) không ảnh hưởng đến các thiết bị bluetooth một cách nghiêm trọng như là nhiễu của Bluetooth gây ra cho các thiết bị WLAN.
    - Các thiết bị Bluetooth hoạt động trong 3 lớp công suất: 1 mW, 2.5 mW và 100 mW. Hiện tại thì rất ít thiết bị bluetooth sử dụng lớp 3 (100 mW). Các thiết bị bluetooth lớp 2 (2.5 mW) có phạm vi hoạt động tối đa là 10 mét (33 feet). Nếu bạn muốn mở rộng vùng hoạt động thì bạn nên sử dụng anten định hướng.
    3. Infrared Data Association (IrDA)
    IrDA không phải là một chuẩn như Bluetooth, HomeRF hay 802.11 mà là một tổ chức. Được thành lập vào tháng 6 năm 1993, IrDA là một tổ chức có nhiệm vụ tạo ra các chuẩn có thể tương tác với nhau, chi phí thấp, công suất thấp, half-duplex, serial data interconnection hỗ trợ cho các người dùng di động trong mô hình point-to-point và có thể gắn vào các phần cứng máy tính khác nhau. Truyền thông được sử dụng chủ yếu trong các máy tính toán (calculator), máy in, các liên kết building-to-building và các máy tính cầm tay.
    Infrared (IR):
    - Infrared là một công nghệ truyền truyền thông dựa trên ánh sáng chứ không phải là một công nghệ trải phổ. Các thiết bị IR có thể đạt được tốc độ tối đa là 4 Mbps ở khoảng cách gần nhưng vì nó là một công nghệ dựa vào ánh sáng nên các nguồn ánh sáng IR khác có thể gây nhiễu đến việc truyền thông IR. Tốc độ thường thấy của một thiết bị IR là khoảng 115 Kbps là đủ cho việc trao đổi dữ liệu giữa các thiết bị cầm tay. Một lợi thế quan trọng của mạng IR là nó không gây nhiễu với mạng trải phổ RF nên chúng có thể được sử dụng cùng với nhau.
    Security:
    - Tính bảo mật của bản thân các thiết bị IR là rất tuyệt vời do 2 nguyên nhân chính. Thứ nhất, IR không thể truyền xuyên tường ở mức công suất thấp như thế (2 mW). Thứ 2, một hacker hay một kẻ nghe lén phải can thiệp trực tiếp vào các beam để có thể truy cập vào các thông tin được truyền. Với PDA và Laptop, IR được sử dụng cho các kết nối point-to-point ở một khoảng cách rất ngắn vì thế, tính bảo mật là không cần thiết trong trường hợp này.
    Stability (tính ổn định):
    - IR không thể truyền xuyên tường mà nó sẽ phản xạ lại khỏi tường và trần nhà. Infrared không bị phá hủy bởi tín hiệu điện từ, điều này làm tăng tính ổn định của hệ thống IR. Các thiết bị IR quảng bá (broadcast) có thể được treo trên trần nhà. Thiết bị IR quảng bá (tương tự như anten RF) sẽ truyền sóng mang IR và các thông tin theo tất cả mọi hướng. Vì lý do tiêu thụ điện năng nên Broadcast IR thường được sử dụng trong nhà. Truyền thông IR point-to-point có thể được sử dụng outdoor và có phạm vi hoạt động tối đa lên đến 1 Km (khoảng 3280 feet) nhưng khoảng cách này có thể bị làm ngắn lại bởi ánh sáng mặt trời. Ánh sáng mặt trời xấp xĩ 60% ánh sáng infrared và có thể làm suy yếu tín hiệu broadcast IR một cách nghiêm trọng.
    4. Wireless LAN Interoperability Forum (WLIF)
    - Chuẩn OpenAir là chuẩn được tạo ra bởi WLIF (hiện tại thì diễn đàn này không còn hoạt động nữa) như là một hệ thống WLAN thay thế cho 802.11. OpenAir có 2 tốc độ hoạt động là 800 Kbps và 1.6 Mbps. Các hệ thống OpenAir và 802.11 không tương thích với nhau và không thể tương tác được với nhau. Hiện nay thì chuẩn này rất ít được sử dụng. OpenAir tập trung chủ yếu vào các thiết bị FHSS và chỉ hoạt động ở 2 tốc độ.
    (hết)
Working...
X