• If this is your first visit, be sure to check out the FAQ by clicking the link above. You may have to register before you can post: click the register link above to proceed. To start viewing messages, select the forum that you want to visit from the selection below.
Xin chào ! Nếu đây là lần đầu tiên bạn đến với diễn đàn, xin vui lòng danh ra một phút bấm vào đây để đăng kí và tham gia thảo luận cùng VnPro.

Announcement

Collapse
No announcement yet.

Thắc mắc thuật ngữ Wireless?

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Thắc mắc thuật ngữ Wireless?

    Mấy anh chị cho em hỏi trong các thiết bị Wireless thông số Module Technique như: 802.11b: CCK, DQBSK, DBPSK hay 802.11g: OFDM là sao?
    Thứ hai một số chuẩn IEEE 802.11b và 802.11g draft, tại sao chuẩn thứ hai có chữ “draft” đi kèm. Khác nhau giữa chuẩn có chữ “draft” và ko có “draft” là sao? Cám ơn anh chị.

  • #2
    OOK,DQPSK, DBPSK ,OFDM là các phương pháp điều chế tín hiệu . Tín hiệu băng tần gốc ( tức là tín hiệu số 0,1) sẽ được điều chế bằng một trong những phương thức này . Mỗi phương thức điều chế sẽ có những ưu và nhược điểm riêng . Thực chất mình nghĩ nếu bạn chỉ sử dụng thiết bị này thì không cần qua tâm đến phương thức điều chế làm gì . Bạn có thể tìm các tài liệu về viễn thông để tham khảo thêm .

    Có chữ draft có nghĩ là chuẩn đó đang ở trong thời gian thử nghiệm .Cái này thì mình sure lắm nhưng cũng gần gần như thế .

    Comment


    • #3
      bạn thử đọc bài này nhé: có một số hình kèm theo nhưng mình không biết cách gửi hình>
      CÁC THUẬT NGỮ ĐƯỢC SỬ DỤNG
      AAA Authentication, Authorization, Accountting
      ACK Acknowlegment
      ADSL Asymmetric Digital Subscriber Line
      AES Advanced encryption standard
      AES Advanced Encryption Standard
      AP Access point
      ASK Amplitude shift keying
      CCK Complementary Code Keying
      CDMA Code Divison Multiple Access
      CPE Customer Premises Equipment
      CSMA/CA Carrier Sense Multiple Access /Collision Avoidance
      CTS Clear To Send
      DCS Dynamic Channel Selection
      DHCP Dynamic Host Configuration Protocol
      DSSS Direct Sequence Spread Strectrum
      EAP Extensible Authentication Protocol
      EAP Extensible Authentication Protocol
      ESS Extended Service Set
      FDD Frequency Division Duplexing
      FDMA Frequency Division Multiple Access
      FHSS Frequency Hopping Spread Spectrum
      FIPS Federal Information Processing Standard
      FSK Frequency Shift keying
      ICV Integrity Check Value
      IDS Intrusion Detection System
      IEEE Institute of Electrical and Electronics Engineers
      IMS Industrial, Scientific and Medical
      IV Initialization Vector
      MAC Media Access Control
      NIST National Institute of Standards and Technology
      OFDM Orthogonal Frequency Division Multiplexing
      PCMCIA Personal Computer Memory Card International Association
      PDA Personal digital assistant
      PRNG Pseudo Random Number Generator
      PSK Phase Shifp Keying
      QoS Quality of Service
      QPSK Quardrature Phase Shift Keying
      RADIUS Remote Authentication Dial _ In User Service
      RTS Request To Send
      SSIDs Service Set Identifiers
      TDD Time Division Duplexing
      TDMA Time Division Multiple Access
      TKIP Temporal Key Integrity Protocol
      VPN Virtual Private Network

      WDMZ Wireless DeMilitarized Zone
      WECA Wireless Ethernet Compatibility Alliance uh
      WEP Wired Equivalent Privacy
      WEP Wired Equivalent Privacy
      Wi-fi Wireless fidelity


      4. Kỹ thuật điểu chế:
      Kü thuËt ®iÒu chÕ sè SHIFT KEYING
      HiÖn nay, cã rÊt nhiÒu ph­¬ng thøc thùc hiÖn ®iÒu chÕ sè Shift Keying nh­: ASK, FSK, PSK . . . Qu¸ tr×nh ®iÒu chÕ ®­îc thùc hiÖn bëi khãa chuyÓn (keying) gi÷a hai tr¹ng th¸i (states), mét c¸ch lý thuyÕt th× mét tr¹ng th¸i sÏ lµ 0 cßn mét tr¹ng th¸i sÏ lµ 1, (chuçi 0/1 tr­íc khi ®iÒu chÕ lµ chuçi sè ®• ®­îc m• hãa ®­êng truyÒn).
      PSK ®• ®­îc ph¸t triÓn trong suèt thêi kú ®Çu cña ch­êng tr×nh ph¸t triÓn vò trô vµ ngµy nay ®­îc sö dông réng r•i trong c¸c hÖ thèng th«ng tin qu©n sù vµ th­¬ng m¹i. Nã t¹o ra x¸c suÊt lçi thÊp nhÊt víi møc tÝn hiÖu thu cho tr­íc khi ®o mét chu kú dÊu hiÖu.
      a/ Nguyªn lý c¬ b¶n cña ®iÒu chÕ PSK
      D¹ng xung nhÞ ph©n coi nh­ lµ ®Çu vµo cña bé ®iÒu chÕ PSK sÏ biÕn ®æi vÒ pha ë d¹ng tÝn hiÖu ra thµnh mét tr¹ng th¸i x¸c ®Þnh tr­íc, vµ do ®ã tÝn hiÖu ra ®­îc biÓu thÞ b»ng ph­¬ng tr×nh sau

      i=1,2,...,M
      M=2N, số lượng trạng thái pha cho phép
      N= Số lượng các bit số liệu cần thiết để thiết kế trạng thái pha M
      Nhìn chung thì có 3 kỹ thuật điều chế PSK: khi M=2 thì là BPSK, khi M=4 thì là QPSK và khi M=8 thì là 8(phi)-PSK. Các trạng thái pha của chúng được minh hoạ trên hình .

      Hình 18: Các trạng thái pha của PSK
      ë đây cần ghi nhớ rằng khi số lượng các trạng thái pha tăng lên thì tốc độ bit cũng tăng nhưng tốc độ boud vẫn giữ nguyên. Tuy nhiên muốn tăng tốc độ số liệu thì phải trả giá. Nghĩa là, yêu cầu về SNR tăng lên để giữa nguyên được BER (tỷ lệ lỗi bit).
      PSK/Binary PSK (Phase Shifp Keying - Khãa chuyÓn dÞch pha):
      §©y lµ ph­¬ng ph¸p th«ng dông nhÊt, tÝn hiÖu sãng mang ®­îc ®­îc ®iÒu chÕ dùa vµo chuçi nhÞ ph©n, tÝn hiÖu ®iÒu chÕ cã biªn ®é kh«ng ®æi vµ biÕn ®æi gi÷a hai tr¹ng th¸i 00 vµ 1800, mçi tr¹ng th¸i cña tÝn hiÖu ®iÒu chÕ ®­îc gäi lµ mét symbol.

      Hình 19: Các dạng tín hiệu điều chế

      Hình 20: Sơ đồ điều chế BPSK

      Hình 21: Tín hiệu điều chế BPSK
      QPSK (Quardrature Phase Shift Keying):
      Ở phương pháp BPSK, mỗi symbol biển diễn cho một bit nhị phân. Nếu mỗi symbol này biểu diễn nhiều hơn 1 bit, thì sẽ đạt được một tốc độ bit lớn hơn. Với QPSKsẽ gấp đôi số data throughput của PSK với cùng một băng thông bằng cách mỗi symbol mang 2 bits. Như vậy trạng thái phase của tín hiệu điều chế sẽ chuyển đổi giữa các giá trị -900, 00, 900 và 1800.


      Hình 22: Bộ điều chế QPSK



      CCK (Complementary Code Keying):
      CCK là một là một kỹ thuật điều chế phát triển từ điều chế QPSK, nhưng tốc độ bit đạt đến 11Mbps với cùng một băng thông (hay dạng sóng) như QPSK. Đây là một kỹ thuật điều chế rất phù hợp cho các ứng dụng băng rộng. Theo chuẩn IEEE802.11b, điều chế CCK dùng chuỗi số giả ngẫu nhiên complementary spreading code có chiều dài mã là 8 và tốc độ chipping rate là 11Mchip/s. 8 complex chips sẽ kết hợp tạo thành một symbol đơn (như trong QPSK – 4 symbol). Khi tốc độ symbol là 1,375MSymbol/s thì tốc độ dữ liệu sẽ đạt được: 1,375x8=11Mbps với cùng băng thông xấp xỉ như điều chế QPSK tốc độ 2Mbps.
      4.1 Kü thuËt ®iÒu chÕ song c«ng (DUPLEX SCHEME)
      Trong các hệ thống điểm-đa điểm, hiện nay tồn tại hai kỹ thuật song công (hoạt động ở cả chiều lên và chiều xuống, upstream và downstream) đó là:
      Phân chia theo tần số (Frequency Division Duplexing, FDD): Kỹ thuật này cho phép chia tần số sử dụng ra làm hai kênh riêng biệt: một kênh cho chiều xuống và một kênh cho chiều lên.
      Phân chia theo thời gian (Time Division Duplexing, TDD): Kỹ thuật này mới hơn, cho phép lưu lượng lưu thông theo cả hai chiều trong cùng một kênh, nhưng tại các khe thời gian khác nhau.
      Việc lựa chọn FDD hay TDD phụ thuộc chủ yếu vào mục đích sử dụng chính của hệ thống, các ứng dụng đối xứng (thoại-voice) hay không đối xứng (dữ liệu-data). Kỹ thuật FDD sử dụng băng thông tỏ ra không hiệu quả đối với các ứng dụng dữ liệu. Trong hệ thống sử dụng kỹ thuật FDD, băng thông cho mỗi chiều được phân chia một cách cố định. Do đó, nếu lưu lượng chỉ lưu thông theo chiều xuống (downstream), ví dụ như khi xem các trang Web, thì băng thông của chiều lên (upstream) không được sử dụng. Điều này lại không xảy ra khi hệ thống được sử dụng cho các ứng dụng thoại: Hai bên nói chuyện thường nói nhiều như nghe, do đó băng thông của hai chiều lên, xuống được sử dụng xấp xỉ như nhau. Đối với các ứng dụng truyền dữ liệu tốc độ cao hoặc ứng dụng hình ảnh thì chỉ có băng thông chiều xuống được sử dụng, còn chiều lên gần như không được sử dụng.
      Đối với kỹ thuật TDD, số lượng khe thời gian cho mỗi chiều thay đổi một cách linh hoạt và thường xuyên. Khi lưu lượng chiều lên nhiều, số lượng khe thời gian dành cho chiều lên sẽ được tăng lên, và ngược lại. Với sự giám sát số lượng khe thời gian cho mỗi chiều, hệ thống sử dụng kỹ thuật TDD hỗ trợ cho sự bùng nổ thông lượng truyền dẫn đối với cả hai chiều. Nếu một trang Web lớn đang được tải xuống thì các khe thời gian của chiều lên sẽ được chuyển sang cấp phát cho chiều xuống.
      Nhược điểm chủ yếu của kỹ thuật TDD là việc thay đổi chiều của lưu lượng tốn nhiều thời gian, việc cấp phát khe thời gian là một vấn đề rất phức tạp cho các hệ thống phần mềm. Hơn nữa, kỹ thuật TDD yêu cầu sự chính xác cao về thời gian. Tất các máy trạm trong khu vực của một hệ thống sử dụng kỹ thuật TDD cần có một điểm thời gian tham chiếu để có thể xác được định chính xác các khe thời gian. Chính điều này làm giới hạn phạm vi địa lý bao phủ đối với các hệ thống điểm-đa điểm.
      5. Kỹ thuật truy nhập:
      FDMA (Frequency Division Multiple Access) – đa truy nhập phân chia theo tần số
      Phổ tần dùng cho thông tin liên lạc được chia thành 2N dải tần số kế tiếp, cách nhau bởi một dải tần phòng vệ. Mỗi dải tần số được gán cho một kênh liên lạc, N dải dành cho liên lạc hướng lên, sau một dải tần phân cách là N dải tần dành cho liên lạc hướng xuống. Mỗi CPE được cấp phát một đôi kênh liên lạc trong suốt thời gian kết nối, nhiễu giao thoa xảy ra ở đây là rất đáng kể.
      TDMA (Time Division Multiple Access) – đa truy nhập phân chia theo thời gian
      Phổ tần số được chia thành các dải tần liên lạc, mỗi dải tần này được dùng chung cho N kênh liên lạc. Mỗi kênh liên lạc là một khe thời gian trong chu kỳ một khung. Liên lạc được thực hiện song công theo mỗi hướng thuộc các dải tần liên lạc khác nhau, điều này sẽ làm giảm nhiễu giao thoa một cách đáng kể.
      CDMA (Code Divison Multiple Access) - đa truy nhập phân chia theo mã
      Mỗi CPE được gán một mã riêng biệt, với kỹ thuật trải phổ tín hiệu giúp cho các CPE không gây nhiễu lẫn nhau trong điều kiện đồng thời dùng chung một dải tần số. Dải tần số tín hiệu có thể rộng tới hàng chục Mhz. Sử dụng kỹ thuật trải phổ phức tạp cho phép tín hiệu vô tuyến sử dụng có cường độ trường rất nhỏ và chống pha đinh hiệu quả hơn FDMA, TDMA. Bên cạnh đó việc các CPE trong cùng một trạm gốc sử dụng chung dải tần số sẽ giúp cho cấu trúc hệ thống truyền dẫn thu phát vô tuyến trở nên rất đơn giản.
      6. Kỹ thuật vô tuyến
      Viba truyền thống
      Trong kỹ thuật vi ba truyền thống mỗi CPE sẽ được cung cấp một hoặc một cặp tần số băng hẹp để hoạt động. Dải tần băng hẹp này được dành vĩnh viễn cho thuê bao đăng ký, mọi tín hiệu của các CPE khác lọt vào trong dải tần này được coi là nhiễu và làm ảnh hưởng đến hoạt động của kênh. Việc cấp phát tần số như trên làm hạn chế số người sử dụng kênh vô tuyến vì tài nguyên vô tuyến là có hạn. Và vì là dải tần băng hẹp nên đương nhiên sẽ dẫn đến sự hạn chế về tốc độ của kênh truyền dẫn. Do đó viba truyền thống tỏ ra chỉ thích hợp cho các ứng dụng thoại và dữ liệu tốc độ thấp.


      Hình 23: Tín hiệu băng hẹp

      Kỹ thuật trải phổ
      Khi tài nguyên vô tuyến ngày càng trở nên cạn kiệt, người ta bắt đầu phải áp dụng kỹ thuật trải phổ nhằm nâng cao hiệu năng sử dụng tần số. Có hai kỹ thuật trải phổ thông dụng nhất hiện nay là FHSS và DSSS. Băng thông cho mỗi CPE sẽ không còn là một dải hẹp mà sẽ là toàn bộ băng tần số, việc xác định CPE thông qua một mã code của mỗi CPE - mã giả ngẫu nhiên (PN sequence).


      FHSS (Frequency Hopping Spread Spectrum)

      Hình 24: Nhảy tần số


      Hình 25: Các kênh trong FHSS
      Tín hiệu dữ liệu được truyền trên một dải tần rộng bằng kỹ thuật truyền tín hiệu trên những tần số sóng mang khác nhau tại những thời điểm khác nhau. Khoảng cách giữa các tần số sóng mang FHSS được qui định trước, băng thông cho mỗi kênh khoảng 1Mhz, trật tự nhảy tần được xác định bằng một hàm giả ngẫu nhiên. FCC yêu cầu băng thông phải được chia ít nhất thành 75 kênh (subchannel). FHSS radio được giới hạn chỉ gửi một lượng nhỏ dữ liệu trên mỗi kênh trong một chu kỳ thời gian xác định, trước khi nhảy sang kênh tần số kế tiếp trong chuỗi nhảy tần. Chu kỳ thời gian này gọi là dwell time, thường có giá trị khoảng 400 microseconds. Sau mỗi bước nhảy (hop) thiết bị thu phát cần phải thực hiện động bộ lại (resynchronize) với những tần số vô tuyến khác trước khi có thể truyền dữ liệu. Mục đích chủ yếu của việc nhảy tần giả ngẫu nhiên như trên là để tránh hiện tượng giao thoa tín hiệu do kênh dữ liệu không làm việc quá lâu trên một kênh tần số cụ thể nào đó. Giả sử nếu như xảy ra nhiễu giao thoa nghiêm trọng trên một tần số nào đó trong chuỗi nhảy tần thì nó cũng sẽ ảnh hưởng không nhiều đến hệ thống. Bởi quá trình truyền chỉ được thực hiện tại đây trong một khoảng thời gian nhỏ.
      DSSS (Direct Sequence Spread Strectrum)
      DSSS cũng thực hiện việc trải phổ tín hiệu như trên nhưng theo một kỹ thuật hoàn toàn khác. Băng thông của tín hiệu thay vì được truyền trên một băng hẹp (narrow band) như truyền thông vi ba, sẽ được truyền trên một khoảng tần số lớn hơn bằng kỹ thuật mã hóa giả ngẫu nhiên (Pseudo-Noise sequence).


      Hình 26: Quá trình trải và nén phổ trong DSSS
      Tín hiệu băng hẹp và tín hiệu trải phổ cùng được phát với một công suất và một dạng thông tin nhưng mật độ phổ công suất (power density) của tín hiệu trải phổ lớn hơn nhiều so với tín hiệu băng hẹp. Tín hiệu dữ liệu kết hợp với chuỗi mã giả ngẫu nhiễn trong quá trình mã hóa sẽ cho ra một tín hiệu với băng thông mở rộng hơn nhiều so với tín hiệu ban đầu nhưng với mức công suất lại thấp hơn. Một ưu điểm nổi bất của kỹ thuật DSSS là khả năng dự phòng dữ liệu. Bên trong tín hiệu DSSS sẽ gộp dự phòng ít nhất 10 dữ liệu nguồn trong cùng một thời gian. Phía thu chỉ cần đảm bảo thu tốt được 1 trong 10 tín hiệu dự phòng trên là đã thành công. Nếu có tín hiệu nhiễu trong băng tần hoạt động của tín hiệu DSSS, tín hiệu nhiễu này có công suất lớn hơn và sẽ được hiểu như là một tín hiệu băng hẹp. Do đó, trong quá trình giải mã tại đầu thu, tín hiệu nhiễu này sẽ được trải phổ và dễ dàng loại bỏ bởi việc sử lý độ lợi (gain processing). Xử lý độ lợi là quá trình làm giảm mật độ phổ công xuất khi tín hiệu được xử lý để truyền và tăng mật độ phổ công suất khi despread, với mục đích chính là làm tăng tỉ số S/N (Signal to Noise ratio).
      So sánh FHSS và DSSS
      FH không có quá trình xử lý độ lợi do tín hiệu không được trải phổ. Vì thế nó sẽ phải dùng nhiều công xuất hơn để có thể truyền tín hiệu với cùng mức S/N so với tín hiệu DS. Tuy nhiên tại ISM band theo quy định có mức giới hạn công xuất phát, do đó FH không thể được đạt S/N giống như DS. Bên cạnh đó việc dùng FH rất khó khăn trong việc đồng bộ giữa máy phát và thu vì cả thời gian và tần số đều yêu cầu cần phải được đồng bộ. Trong khi DS chỉ cần đồng bộ về thời gian của các chip. Chính vì vậy FH sẽ phải mất nhiều thời gian để tìm tín hiệu hơn, làm tăng độ trễ trong việc truyền dữ liệu hơn so với DS.
      Như vậy chúng ta có thể thấy DSSS là kỹ thuật trải phổ có nhiều đặc điểm ưu việt hơn hẳn FHSS.
      Theo chuẩn 802.11b, thì sử dụng 14 kênh DS (Direct Sequence) trong dải tần số 2,402GHz – 2,483GHz, mỗi kênh truyền rộng 22MHz, nhưng các kênh chỉ cách nhau 5MHz, vì vậy các kênh cạnh nhau sẽ gây giao thoa lẫn nhau, do đó trong một khu vực người ta bố chí các kênh truyền sao cho miền tần số của chúng không trồng lên nhau, trong hệ thống 14 kênh DS thì chỉ có 3 kênh đảm bảo không chồng lấn, ví dụ như trong hình sau thì các kênh 1, 6, 11 được sử dụng để phát trong một khu vực mà không gây nhiễu giao thoa cho nhau:



      Hình 27: Bố trí số kênh phát trong một khu vực

      Hình 28: Khả năng sử dụng lại tần số của phương pháp DSSS
      Như vậy trong một vùng đơn tốc độ bit vận chuyển đến có thể lên tới: 11Mbps x 3 = 33Mbps, thay vì 11Mbps như khi chỉ có một kênh truyền được sử dụng trong một khu vực.
      The Mumble Fund
      Hanh trinh noi nhung vong tay.

      Vui long vao:
      http://groups.google.com.vn/group/tinhnguyen_vietnam hoac lien he Nguyen Huy Bac: 093 668 9866
      De cung ket noi.
      Yahoo: huybac_nguyen
      Mail: huybac.nguyen@gmail.com
      Techcombank: 13320037822012
      Vietcombank: 0611001454910

      "Ky thuc tren mat dat von lam gi co duong.
      Nguoi ta di mai thi thanh duong thoi."

      Comment


      • #4
        Orthogonal frequency division multiplexing (OFDM) is a communications technique that
        divides a communications channel into a number of equally spaced frequency bands. A
        subcarrier carrying a portion of the user information is transmitted in each band. Each
        subcarrier is orthogonal (independent of each other) with every other subcarrier,
        differentiating OFDM from the commonly used frequency division multiplexing (FDM).
        The Mumble Fund
        Hanh trinh noi nhung vong tay.

        Vui long vao:
        http://groups.google.com.vn/group/tinhnguyen_vietnam hoac lien he Nguyen Huy Bac: 093 668 9866
        De cung ket noi.
        Yahoo: huybac_nguyen
        Mail: huybac.nguyen@gmail.com
        Techcombank: 13320037822012
        Vietcombank: 0611001454910

        "Ky thuc tren mat dat von lam gi co duong.
        Nguoi ta di mai thi thanh duong thoi."

        Comment

        Working...
        X