• If this is your first visit, be sure to check out the FAQ by clicking the link above. You may have to register before you can post: click the register link above to proceed. To start viewing messages, select the forum that you want to visit from the selection below.
Xin chào ! Nếu đây là lần đầu tiên bạn đến với diễn đàn, xin vui lòng danh ra một phút bấm vào đây để đăng kí và tham gia thảo luận cùng VnPro.

Announcement

Collapse
No announcement yet.

Tổng quan: Python có hướng đối tượng không?

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Tổng quan: Python có hướng đối tượng không?

    Python là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng. Nó là một ngôn ngữ lập trình thông dịch bậc cao cho các yêu cầu lập trình chung. Được thiết kế và phát triển bởi Guido van Rossum và được phát hành vào năm 1991.

    Nó có

    Phần mở rộng tên file của Python có nhiều dạng như: .py,.pyc, .pyd, .pyo, .pyw, .pyz. Nó là hướng đối tượng, chức năng, thủ tục, phản ánh và mệnh lệnh. Hiện đang được duy trì và phát triển bởi Python Software Foundation. Python chủ yếu bị ảnh hưởng bởi các ngôn ngữ như CoffeeScript, JavaScript, Go, Ruby, Swift và Groovy. Nó cũng là một ngôn ngữ lập trình đa mô hình. Các đặc điểm lập trình chức năng của Python được lấy cảm hứng từ ngôn ngữ lập trình Lisp. Ngoài ra, Python còn hỗ trợ lập trình hướng khía cạnh (Aspect-Oriented Programming).

    Lập trình hướng đối tượng


    Mô hình lập trình hướng đối tượng hoạt động bằng cách tương tác và gọi các thuộc tính giữa các đối tượng khác nhau. Có nhiều khái niệm khác nhau như:

    Lớp (Class), Đối tượng (Object), Tính đa hình (Polymorphism), Tính đóng gói (Encapsulation), Tính kế thừa (Inheritance).

    Các đặc điểm phân biệt của Lập trình hướng đối tượng:
    • Lớp (Class): Đây là bản thiết kế của đối tượng, xác định các trường hoặc thuộc tính và phương thức nơi chứa chức năng thực. Các thuộc tính và phương thức này được gọi là thành viên và các thành viên này có thể được truy cập dựa trên các sửa đổi quyền truy cập đã xác định trong quá trình khai báo thành viên.
    • Đối tượng (Object): Một đối tượng được gọi là một thể hiện của lớp, đối tượng này có thể được khai báo và khởi tạo bằng cách gọi Khối khởi tạo của Lớp (Class’s Constructor). Một đối tượng sẽ có trạng thái và trạng thái sẽ chứa dữ liệu mà các thuộc tính của lớp sẽ giữ.
    • Tính kế thừa (Inheritance): Đây là quy trình bước thứ ba. Dữ liệu sẽ được trực quan hóa, làm sạch, biến đổi và hiển thị bằng cách giảm bớt thông tin vô ích và chuyển nó thành các tập thông tin quan trọng để thu được thông tin có giá trị từ dữ liệu hiện có.
    • Tính đa hình (Polymorphism): Tính đa hình được định nghĩa là quá trình thực hiện một tác vụ đơn lẻ theo những cách có thể khác nhau. Tính đa hình có thể đạt được theo hai cách được gọi là nạp chồng phương thức và ghi đè phương thức.
    • Nạp chồng phương thức còn được gọi là Đa hình thời gian biên dịch (Compile Time Polymorphism), trong khi Ghi đè phương thức còn được gọi là Đa hình thời gian chạy (Run Time Polymorphism).
    • Tính đóng gói (Encapsulation): Đây là đóng gói, có nghĩa là ẩn hoặc ràng buộc hoặc gói mã thành một đơn vị hoặc mô-đun duy nhất, được định nghĩa là Lớp (Class). Tính năng đóng gói của lập trình hướng đối tượng có thể đạt được bằng cách sử dụng lớp. Một đối tượng được cho là được đóng gói vì các thành viên của lớp là private (phần bổ trợ truy cập), chỉ có thể được truy cập bằng cách sử dụng các phương thức getters và setters trong Lớp.
    • Tính trừu tượng (Abstraction): Tính trừu tượng hướng đối tượng có thể được định nghĩa là quá trình ẩn việc triển khai các chức năng bằng cách chỉ hiển thị các giao diện bắt buộc hoặc các phương thức truy cập để gọi các phương thức của lớp thực thi. Tính trừu tượng có thể đạt được trong một ngôn ngữ lập trình bằng cách xác định Giao diện (Interface) hoặc Lớp trừu tượng (Abstract Class)

    So sánh với các ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng khác

    Các ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng khác bao gồm C++, Java, Objective C, Ruby, Smalltalk, Visual Basic.NET, Simula, JavaScript,... Python có sự tương đương với Java, JavaScript trong việc tham chiếu đến đối tượng. Trong Python, lớp (class) được dùng để định nghĩa Lớp (Class), tương tự với các ngôn ngữ hướng đối tượng còn lại, chẳng hạn như JavaScript, để định nghĩa một lớp theo ES6 (ECMAScript - một tiêu chuẩn cho ngôn ngữ lập trình JavaScript). Cách thức ban đầu được gọi khi khởi tạo đối tượng là _init_; trong Java nó sẽ được tạo mặc định hoặc được khai báo; trong JavaScript nó theo cơ chế dựa trên nguyên mẫu, trong đó cơ chế đối tượng gốc sẽ được gọi hoặc được thực hiện vì nó có cơ chế kế thừa nguyên mẫu.

    Cơ chế kế thừa tồn tại trong Python tương tự với các ngôn ngữ khác như C++, Java,...

    Python thường mất nhiều thời gian hơn Java dẫn đến việc thực thi các chương trình chậm hơn. Tuy nhiên, Python lại có thể viết chương trình dễ dàng hơn so với các ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng khác vì cú pháp (syntax) dễ sử dụng hơn và ngắn hơn.

    Python cũng có thể tích hợp với các ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng khác như Java để phát triển các ứng dụng bằng cả hai ngôn ngữ, điều này có thể giúp ích cho các chức năng trong chương trình và cả hai có thể gọi nhau để thực thi ứng dụng.

    Sự khác biệt giữa ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng (Object-Oriented) và không hướng đối tượng (Non-Object Oriented)

    Ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng có các tính năng mạnh để phát triển các ứng dụng kịch bản trong thế giới thực, trong khi đó ngôn ngữ lập trình không hướng đối tượng như ngôn ngữ thủ tục có các tính năng bị hạn chế liên quan đến các ứng dụng thời gian thực.

    Lập trình hướng đối tượng tiếp cận theo cách từ dưới lên còn lập trình không hướng đối tượng thì tiếp cận theo cách từ trên xuống. Các tính năng lập trình sẽ được chia thành các phương thức hoặc đối tượng, trong khi đó lập trình không hướng đối tượng định nghĩa các chức năng như một đoạn mã để thực thi các hoạt động. Lập trình hướng đối tượng có thể thực hiện việc ẩn dữ liệu nhưng trong lập trình không hướng đối tượng thì không. Tính kế thừa và tính trừu tượng là những tính năng mạnh mẽ có trong lập trình hướng đối tượng, những tính năng này không tồn tại trong lập trình không hướng đối tượng.

    Tiếp đó trong lập trình hướng đối tượng cho phép nạp chồng toán tử, ngược lại nó không được cho phép trong lập trình không hướng đối tượng. Ví dụ về các ngôn ngữ lập trình không hướng đối tượng như là Pascal, Fortran, …

    Kết luận

    Các đặc tính hướng đối tượng của một ngôn ngữ lập trình cung cấp nhiều tính năng phong phú trong việc phát triển các ứng dụng phức tạp với quy mô lớn, cho phép vận hành các doanh nghiệp trong thế giới kỹ thuật số hiện nay với nhu cầu về lượng dữ liệu và khách hàng ngày càng tăng. Kết luận lại cho câu hỏi “Python có phải là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng hay không?”, chúng tôi cần cho bạn biết rằng Python có thể được sử dụng để phát triển các ứng dụng web bằng cách sử dụng một framework có tên là Django, framework này cung cấp hầu hết các triển khai để dễ dàng phát triển web; vì vậy, Python là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng.

    Bên cạnh đó, cũng có các framework khác được sử dụng trong ngôn ngữ Python để phát triển các loại ứng dụng khác nhau tùy theo từng yêu cầu khác nhau. Python cũng có các tính năng khác như chức năng (Functional), thủ tục (Procedural), Phản xạ (Reflective), mệnh lệnh (Imperative), v.v., bên cạnh tính năng hướng đối tượng.
    Ngoài ứng dụng như một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng (OOP), Python cũng được ứng dụng trong các lĩnh vực khác như Networking, Web frameworks, Graphical User Interfaces, Databases, Automation, v.v.(Imperative), v.v., bên cạnh tính năng hướng đối tượng.

Working...
X