Không ý của em là nối cáp chéo vào hai cổng không thuộc một vlan nào cả,như vậy thì lưu lượng của các vlan có chạy trên sợi cáp này không?Nếu có chạy thì nó có đóng gói thêm trunk header không?
X
-
Originally posted by kokichi81Nhưng với trường hợp cisco 1900,nó chỉ hỗ trợ ISL thì không có native vlan,vậy sẽ có cổng ko nằm trong vlan nào cả.
Không biết như vậy có đúng không.
Comment
-
Cho mình hỏi về lệnh này nhé:
switchport port-security maximum value;
lệnh này cho phép gán số địa chỉ MAC mà cổng này có thể học được.
Vậy sau khi gán giá trị value bằng 4.Thì dùng lệnh :
switchport port-security mac-address sticky;
Vậy lệnh này có thể học được 4 địa chỉ MAC không của 4 card mạng khác nhau gắn vào cổng này hay chỉ học được một địa chỉ MAC duy nhất, còn 3 địa chỉ còn lại là phải học nhờ lệnh :
switchport port-security mac-address mac-address;
Comment
-
Re: Trunking là gì
Ở cấp độ CCNA, mình chỉ hiểu trunking là 1 protocol cho phép các packet thuộc các VLAN khác nhau di chuyển trên cùng 1 physical connetion giữa các switch thay vì mỗi VLAN phải cần 1 physical connetion
Lẽ ra mình up lên cho bạn xem cái hình cho dễ nhìn nhưng không up được
Nói tóm lại học lên ICND bạn sẽ rõ thôi, ở INTRO thì hiểu sơ sơ vậy thôi[/QUOTE]Love
Comment
-
Khái niệm trunking trong ICND để cho phép nhiều gói tin thuộc các VLAN khác nhau đi trên 1 kết nối vật lý, nhưng "nước sông không phạm nước giếng".Đến đầu ra, gói tin thuộc VLAN nào sẽ đi đến host thuộc VLAN đó nhờ vào VLAN TagID. Nếu không có trunking, thì cứ ứng với một VLAN cần thông tin với nhau, thì phải cần 1 kết nối vật lý. Như vậy sẽ gây ra tốn kém.
Ví dụ: Công ty bạn có 3 tầng, mỗi tầng đều có 1 switch với các VLAN Phòng Kinh doanh, VLAN phòng tài chính, VLAN phòng kế hoạch. Khi đó, nếu không có trunking, thì phải nối 3 physical connection cho 3 VLAN đó ở cả 3 switch. Nhưng nếu có trunking, thì chỉ cần 1 physical connnection nối 3 switch đó. Tất cả các gói tin của các VLAN của từng phòng đều đi trên kết nối đó. KHi bất kỳ gói tin nào truyền vào đường trunking, nó sẽ được gắn TagID tương ứng với VLAN mà nó thuộc, sau đó, ở đầu ra của trunking, nó sẽ được remove TagID và chuyển đến đúng VLAN tương ứng.
Trong hệ thống viễn thông, chắc bạn đã nghe nói đến từ đường dây "trung kế", đó chính là đường trunk, cho phép mang nhiều cuộc gọi điện thoại với các số khác nhau trên cùng một đường dây.
Chúc bạn học tốt
ThânTrăm năm bia đá cũng mòn
Bia chai cũng bể, chỉ còn bia ôm!
Comment
-
như vậy Trunking được dùng trong trường hợp sau:
Trong mang LAN dùng nhiều Switch , trong các Switch co chia ra VLAN.
nếu không có cả hai yêu cầu trên thì không cần cấu hình Trunking
VD: trong LAN dùng 3 Switch nhưng không cấu hình VLAN ---> không cần Trunking chỉ cần nối cross cable thì các PC trong LAN sẽ nhìn thấy nhau.
vậy trên 1 Switch có chia ra 3 VLAN thì có cần config trunking không ?
Comment
-
Originally posted by ducthien66như vậy Trunking được dùng trong trường hợp sau:
Trong mang LAN dùng nhiều Switch , trong các Switch co chia ra VLAN.
nếu không có cả hai yêu cầu trên thì không cần cấu hình Trunking
VD: trong LAN dùng 3 Switch nhưng không cấu hình VLAN ---> không cần Trunking chỉ cần nối cross cable thì các PC trong LAN sẽ nhìn thấy nhau.
vậy trên 1 Switch có chia ra 3 VLAN thì có cần config trunking không ?
Còn việc có cần config trunking không thì tùy. Nếu không thích trunking, thì cứ nối 3 dây từ 3 port của 3VLAN vào 3 port Ethernet của Router là ổn. Nhưng tất nhiên chẳng ai làm như vậy, vừa tốn dây mà router cũng chẳng đủ port. Người ta thực hiện trunking bằng cách lấy 1 port của switch, cấu hình cho hoạt động ở mode trunk, sau đó cắm dây mạng vào port của Router(phải là FastEthernet hoặc cáp quang), sau đó cấu hình subinterface trên router ứng với từng VLAN.
Nếu có 3 switch, mà không muốn trunking thì cũng phải dùng 3 cáp chéo nối vào 3 port thuộc 3 switch tương ứng với 3 VLAN. Khi đó, bất kỳ host nào cùng VLAN ở cả 3 switch đều có thể thông nhau. Nhưng cũng không ai làm như thế cả
ThânTrăm năm bia đá cũng mòn
Bia chai cũng bể, chỉ còn bia ôm!
Comment
Comment