• If this is your first visit, be sure to check out the FAQ by clicking the link above. You may have to register before you can post: click the register link above to proceed. To start viewing messages, select the forum that you want to visit from the selection below.
Xin chào ! Nếu đây là lần đầu tiên bạn đến với diễn đàn, xin vui lòng danh ra một phút bấm vào đây để đăng kí và tham gia thảo luận cùng VnPro.

Announcement

Collapse
No announcement yet.

Tuyển tập các thảo luận về các khái niệm của FrameRelay(CCNA

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • #61
    RE: Tuyển tập các thảo luận về các khái niệm của FrameRelay(CCNA

    Ở giai đoạn thiết kế , các tham số sau cần phải xem xét:

    * Tốc độ truy nhập còn gọi là tốc độ đường truyền : Đây là tốc độ được đo ở giao diện vật lý , tính bằng bit / giây . Tốc độ đường truyền xác định tốc độ tối đa mà người dùng đầu cuối có thể đưa dữ liệu lên mạng Frame Relay.

    * Khe thời gian cam kết (timeslots) : Khe thời gian cam kết là khoảng thời gian dựa trên đó có thể đo được tốc độ dùng phát và tốc độ thông tin cam kết . Đơn vị đo tính bằng giây , thường là từ 0,5 đến 2 giây . Đôi khi khe thời gian cam kết còn được gọi là khe băng thông . Người dùng và mạng thỏa thuận về việc tính toán các khe này dựa trên khuyến nghị I.370 , cụ thể như sau :

    Khi tốc độ thông tin cam kết (CiR) bằng với tốc độ truy nhập (AR) thì tốc độ truy nhập tại điểm vào và ra của mạng phải bằng nhau .

    Khi tốc độ thông tin bằng không (CiR=0) , tốc độ bùng phát cam kết bằng không (Bc=0) . Tốc độ bùng phát cực điểm phải lớn hơn 0 (Bc>0) thì khe thời gian cam kết bằng tốc độ bùng phát cam kết chia cho tốc độ truy nhập ( Tc=Bc/AR) .

    Theo chuẩn ITV_T thì bộ định tuyến Frame Relay ở đầu cuối người dùng cần chấp nhận và phản ứng với những báo hiệu tắc nghẽn vì các thiết bị đầu cuối người dùng kết nối vào bộ định tuyến không thể biết về hiện trạng điều kiện mạng của mạng Frame Relay.

    Tốc độ bùng phát cam kết (Bc)là lượng dữ liệu tối đa tính bằng bit mà mạng đồng ý truyền tải trong điều kiện bình thường trên khe thời gian cam kết (Tc) . Tốc độ bùng phát cam kết được thiết lập và toả thuận trong quá trình gọi setup , hoặc được cho sẵn với các mạch ảo vĩnh viễn . Ở mặc định thì tốc độ bùng phát cam kết bằng với tốc độ thông tin cam kết (CiR).

    ¢ Tốc độ bùng phát cực điểm là lượng dữ liệu tối đa không được cam kết tính bằng bit vượt trên tốc độ bùng phát cam kết (Bc) mà mạng cố gắng truyền với khe thời gian cho trước .Tốc độ bùng phát cực điểm cũng được thỏa thuận và thiết lập trong giai đoạn gọi setup ( call setup) hoặc qua các mạch ảo vĩnh viễn . Khả năng thành công của Bc luôn nhỏ hơn Bc. Khi một kết nối được thiết lập thì người dùng và mạng thiết lập những tham số CiR, Bc , Bc trong điều kiện Tc . Ba tham số này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng quản lý mạng , khả năng quản lý này dựa trên việc loại bỏ những frame ( nếu cần) tại điểm ra của mạng .

    ¢Discard eligible (DE) : DE là trường chỉ với một bit trong trường địa chỉ của giao thức LAPF , trường này chỉ ra frame có thể bị loại hay không để giảm tắc nghẽn .

    CiR- CiR là lượng dữ liệu được cho phép mà hệ thống mạng đã cam kết sẽ truyền trong điều kiện bình thường . CiR cũng được xem như thông lượng tối thiểu có thể chấp nhận . CiR là một tham số quan trọng khi thiết kế mạng .

    CiR = Bc / Tc.

    Các tham số Bc , Be,Tc và CiR được xác định tại mỗi DLCI . Tốc độ truy nhập là khác nhau tại mỗi giao diện người dùng và mạng . Các tham số Bc. Be và các giá trị CiR vào và ra đều có thể được phân biệt rõ . Nếu kết nối là đối xứng thì những giá trị trên ở 2 hướng vào ra là như nhau . Đối với những mạch ảo vĩnh viễn (PVC) thì các giá trị Bc, Be và CiR được xác định ngay khi thuê bao và được tính cụ thể như sau :

    Đỉnh (Peak):l à tốc độ tối đa của một DLCI , là băng thông của DLCI cụ thể:

    Tc = Bc / CiR .
    Peak = CiR + Be / Tc = CiR ( 1+ Be / Bc)

    Nếu Tc là một giây thì :
    Peak = CiR + Be = Bc + Be.
    EiR = Be.

    Khi này thì :

    Những frame vượt quá mức của Bc sẽ có bit DE là 1 .
    Những vượt quá mức tổng của Be+ Be sẽ bị loại bỏ.

    (dịch từ cisco.com)
    Robedan
    Học viên CCNP VnPro khóa 2

    Comment


    • #62
      Frame relay vẫn là công nghệ WAN được triển khai nhiều nhất có dùng router. Đã có một sự chuyển đổi dần dần từ FR sang các công nghệ như VPN dựa trên nền IP và MPLS-VPN. Tuy nhiên Frame relay sẽ vẫn đóng một vai trò lớn trong các mạng doanh nghiệp trong một tương lai trước mắt.

      Chuẩn FR được phát triển bởi nhiều nhóm nghiên cứu. Ban đầu, Cisco và các công ty khác (còn được gọi là gang of four) phát triển một chuẩn giúp cho tính tương thích của FR và phát triển sản phẩm. Sau đó một diễn đàn về Frame relay Framerelay Forum được thành lập nhằm phát triển FR. IETF hiện định nghĩa vài RFC liên quan đến việc dùng FR như là giao thức lớp 2 trong mạng IP.

      Tài liệu Cisco IOS thường mô tả các chuẩn của FR thông qua các thoả hiệp hiện thực FRF, ví dụ FRF.12 liên quan đến đặc tả cho tiến trình phân mảnh. Cuối cùng, ANSI và ITU xây dựng trên các chuẩn này để chuẩn hóa FR theo chuẩn quốc gia của Mỹ và quốc tế.

      Các mạch ảo của Frame Relay

      Công nghệ Frame Relay thường chuyển các frame từ nguồn đến đích trên những đường dẫn kết nối ảo. Các đường đi ảo này có thể là các mạch ảo thường trực
      (permanent virtual circuits - PVCs) hoặc các mạch ảo chuyển mạch (switched virtual circuits - SVCs).

      Một PVC thường được thiết lập bởi các nhà cung cấp dịch vụ khi họ lập trình các tổng đài Frame Relay Switch. Tùy thuộc vào thoả thuận với nhà cung cấp, một khách hàng hoặc một PVC của người dùng có thể được cấu hình để mang lưu lượng đến một tốc độ nào đó được gọi là tốc độ thông tin cam kết (committed information rate - CIR).

      CIR là tốc độ truyền mà mạng Frame Relay hoặc nhà cung cấp đồng ý truyền trong tình trạng bình thường, đây cũng là tốc độ trung bình trong một khoảng thời gian nào đó. Đơn vị của CIR là bits trên giây.

      Mỗi kết nối PVC ở cuối mỗi thiết bị đầu cuối được xác định bằng một địa chỉ có chiều dài 10 bit trong phần header đầu của frame, còn được gọi là DLCI. DLCI thường được dùng để ánh xạ đến địa chỉ lớp mạng của đích đến, tức địa chỉ của router ở đầu xa của mạch PVC. Sau đó dữ liệu cần được truyền trên hạ tầng Frame relay sẽ được đóng gói trong các header này.

      Mỗi header trong Frame Relay được chèn vào giá trị DLCI tương ứng đến địa chỉ lớp mạng của đích đến. Các frame sau đó sẽ được gửi đến tổng đài với giá trị DLCI ban đầu. Các frame này tiếp tục được trung chuyển về phía mạng đích thông qua các tổng đài của các nhà cung cấp dịch vụ FR. Các tổng đài FR có thể thay đổi giá trị DLCI sang các PVC khác trên đường đi về đích. Kết quả là, giá trị DLCI của một frame không nhất thiết phải là giống như giá trị ban đầu khi frame đi vào mạng Frame Relay. Vì vậy, giá trị DLCI chỉ có ý nghĩa cục bộ. Ngoài ra, cả hai đầu của PVC có thể dùng cùng giá trị DLCI, ví dụ DLCI 200. Tuy nhiên, ở cuối một kết nối, một DLCI không thể tượng trưng cho nhiều hơn một PVC.
      Đặng Quang Minh, CCIEx2#11897 (Enterprise Infrastructure, Wireless), DEVNET, CCSI#31417

      Email : dangquangminh@vnpro.org
      https://www.facebook.com/groups/vietprofessional/

      Comment


      • #63
        Các thông điệp LMI (Local Management Interface – LMI)

        Các thông điệp LMI trong FrameRelay giúp ta quản lý trạng thái đường truyền giữa router thuê bao và tổng đài FR. Một router thuê bao dịch vụ FR có thể gửi các thông điệp truy vấn về trạng thái đến tổng đài và tổng đài sẽ trả lời bằng thông điệp trạng thái LMI Status để thông báo cho router về giá trị DLCI của mạch ảo VC cũng như là trạng thái của từng mạch VC này.

        Ở chế độ mặc định, thông điệp LMI được gửi mỗi 10 giây. Cứ mỗi thông điệp thứ sáu sẽ mang đầy đủ thông tin về trạng thái, trong đó bao gồm thông tin đầy đủ hơn về từng VC.

        Các thông điệp truy vấn LMI Status enquiry (từ router) và Status (từ tổng đài) cũng hoạt động như cơ chế keepalive. Một router sẽ xem các cổng của nó là bị hỏng nếu router không thể nhận thông điệp từ tổng đài trong ba chu kỳ (mỗi chu kỳ là 10 giây). Kết quả là, cơ chế LMI trong Frame Relay thực sự được cho phép hoặc không được cho phép bằng cách dùng lệnh keepalive/no keepalive trên cổng Frame Relay của router. Nói cách khác, lệnh no keepalive sẽ tắt các thông điệp LMI.

        Có ba loại thông điệp LMI tồn tại, chủ yếu là do có nhiều nhà cung cấp thiết bị và các chuẩn khác nhau để phát triển FR. Kiểu được định nghĩa sớm nhất, được gọi là Cisco LMI thì hơi khác với các kiểu ANSI và ITU được định nghĩa sau đó. Sự khác nhau ở điểm:

        - Cisco LMI cho dùng các giá trị DLCI được phép.
        - Các giá trị DLCI được dùng để gửi thông điệp LMI.

        Ví dụ kiểu LMI của Cisco cho phép dùng các giá trị DLCI từ 16 cho đến 1007. Kiểu LMI của ANSI cho phép dùng DLCI từ 16 đến 991. Giá trị DLCI được dùng để bởi chính LMI để truyền và nhận các thông điệp cũng khác nhau. Cisco LMI dùng DLCI 1023, còn ANSI LMI dùng DLCI 0.

        Nói một cách thực tế, các vấn đề này ít quan trọng. Mặc định router sẽ tự động dò tìm loại LMI. Nếu cần thiết, lệnh frame-relay lmi-type có thể được dùng để chỉ ra kiểu LMI được dùng trên đường truyền Frame Relay.
        Đặng Quang Minh, CCIEx2#11897 (Enterprise Infrastructure, Wireless), DEVNET, CCSI#31417

        Email : dangquangminh@vnpro.org
        https://www.facebook.com/groups/vietprofessional/

        Comment


        • #64
          thay oi thay co the chi ro cho e ve ppp hon duoc khong

          Comment

          Working...
          X