• If this is your first visit, be sure to check out the FAQ by clicking the link above. You may have to register before you can post: click the register link above to proceed. To start viewing messages, select the forum that you want to visit from the selection below.
Xin chào ! Nếu đây là lần đầu tiên bạn đến với diễn đàn, xin vui lòng danh ra một phút bấm vào đây để đăng kí và tham gia thảo luận cùng VnPro.

Announcement

Collapse
No announcement yet.

Các khái niệm routing cơ bản

Collapse
This is a sticky topic.
X
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Các khái niệm routing cơ bản

    Khi trong bảng routing-table của router có 2 hoặc nhiều đường đi đến một destination network, việc chia tải (load-balancing) sẽ diễn ra. Quá trình chia tải có thể chia thành hai kiểu:

    1. Per packet: từng packet khi đi vào router sẽ được xử lý riêng lẻ( process switching). Router sẽ đọc destination network của packet, search bảng routing table và sau đó sẽ switch packet ra interface phù hợp. Do đó nếu bảng route của router có hai đường đi đến cùng một địa chỉ network, các packet sẽ được chia tải đều trên cả hai đường.

    2. Per destination: chỉ có packet đầu tiên thực hiện theo qui trình trên. tất cả các packet còn lại sẽ dùng kết quả đã được lưu trong cache. bảng routing-table sẽ không được tham khào cho các packet sau. Chế độ mặc định của router là fast-switching. Bạn có thể chuyển sang process-switching bằng lệnh no ip route-cache.

    cần chú ý là chỉ có thể thực hiện debug ip packet nếu router hoạt động ở process switching.
    Đặng Quang Minh, CCIEx2#11897 (Enterprise Infrastructure, Wireless), DEVNET, CCSI#31417

    Email : dangquangminh@vnpro.org
    https://www.facebook.com/groups/vietprofessional/

  • #2
    Các khái niệm routing cơ bản

    1. AS ( Autonomous System):

    Một nhóm các routers có chung chính sách quản lý, có chung một nguồn quản lý kỹ thuật duy nhất và thông thường dùng một IGP (Interior Gateway Protocol). Mỗi AS được gán bằng một số duy nhất từ 1 đến 65535, trong đó giá trị từ 64512 đến 65535 được dùng làm giá trị riêng, được gán cho các AS cục bộ

    2. Hội tụ (covergence):

    Quá trình tính toán bảng routing-table trên các router sao cho tất cả các bảng có chung một trạng thái nhất quán.

    3. chia tải (load balancing):

    Cho phép việc truyền packet đến một network đích diễn ra trên hai hoặc nhiều đường đi khác nhau.

    4. Metric:

    tất cả các routing protocols dùng metric để định lượng đường đi nhằm tìm ra đường đi tốt nhất. Một vài protocol dùng metric rất đơn giản, ví dụ như RIP dùng hop-count. EIGRP dùng metric phức tạp hơn, bao gồm băng thông, delay, reliabiliity...

    5. Passive interface:

    Ngăn ngừa các routing update gửi ra một interface nào đó. Tuy nhiên, interface này vẫn có thể lắng nghe các routing update do các router khác gửi về. Lệnh này được dùng trong router mode.

    6. Redistribution:

    Quá trình chia xẻ route được học từ các nguồn khác nhau. Ví dụ bạn có thể redistribute route được học từ RIP vào OSPF (trong trường hợp này bạn có thể gặp vấn đề với VLSM). Hoặc bạn có thể redistribute static route vào EIGRP. Quá trinh redistribution này phần lớn phải cấu hình bằng tay ( manually)

    7. Route flapping:

    Trạng thái thay đổi thường xuyên của route. Quá trình này có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng. Ví dụ như những hệ thống mạng chạy ospf có thể phải liên tục tính toán lại database và broadcast những thay đổi này.

    8. Static route:

    static route có thể chỉ đến một host, một network. Bạn cũng có thể dùng floating static route, trong đó route này được thay đổi giá trị AD cao hơn giá trị của các routing protocol đang dùng.

    9. AD: là một đại lượng chỉ sự tin cậy của các routing protocol.

    -end-tip-1
    Đặng Quang Minh, CCIEx2#11897 (Enterprise Infrastructure, Wireless), DEVNET, CCSI#31417

    Email : dangquangminh@vnpro.org
    https://www.facebook.com/groups/vietprofessional/

    Comment


    • #3
      Chào anh Minh, em chưa hiểu rõ lắm về "converg". Anh có thể cho em vài giảng giải cụ thể hơn không ?
      Trong bài Lab 12.5.3 của S2 _ Academy có một câu hỏi liên quan đến "converg" mà em không biết trả lời.
      Đó là sau khi đánh lệnh show ip route , lab hỏi một câu "how many updates did it take to
      converg
      ". Anh Minh chỉ giúp em !
      :fadein: :fadein: :fadein: :fadein:

      Comment


      • #4
        Re: tips: Các khái niệm routing cơ bản

        Chào Rebecca!
        Mình trả lời giúp được không:

        Router là thiết bị hoạt động lớp 3 dùng để định tuyến gói tin đi trên mạng. Để thực hiện được nhiệm vụ đó mỗi Router phải xây dựng cho mình một bảng định tuyến riêng. Bảng định tuyến đó chỉ ra rằng: để đi đến mạng x.x.x.x gói tin sẽ được forward qua một interface x (s0,s1,e0...) nào đó. Để xây dựng các bảng định tuyến Router sử dụng các routing protocol như RIP, IGRP... (distance vector), OSPF (Link state). Theo định kỳ (hoặc khi bị trigger) thì Router sẽ gửi broadcast thông tin về bảng định tuyến (RIP...) hoặc LSA (OSPF). Dựa vào các thông tin đó các Router trên mạng sẽ cập nhật hoặc xây dựng lại bảng định tuyến của mình cho phù hợp với trạng thái của mạng lúc đó.
        Khi tất cả các Router trong mạng có "knowledge" thống nhất nhau (các thông tin trong bảng định tuyến của tất cả các router không conflick nhau) thì lúc đó mạng ở trạng thái đồng qui (Convergence).

        Thời gian đồng qui tuỳ thuộc vào từng routing protocol cụ thể như: RIP,IGRP,...

        còn câu hỏi của bạn
        how many updates did it take to converg
        thì để mình về xem sách qua đã nhé. cũng chua biết đang chạy routing proto nào mà.

        Thân.
        1'hpSky!

        Comment


        • #5
          Re: tips: Các khái niệm routing cơ bản

          Như vậy thì router sử dụng routing protocol sẽ có một convergence khác nhau phải ko? Giao thức nào thì đòi hỏi convergence lâu nhất và giao thức nào thì nhanh nhất?

          Comment


          • #6
            Giao thức có thời gian convergence lâu là cac giao thức distance vector. Giao thức có thời gian convergence nhanh là cac giao thức link state do khi có thay đổi, nó flood cac thông tin cập nhật này đi một cách nhanh chóng. :)

            Comment


            • #7
              Không nhất thiết như vậy, convergence time là khoảng thời gian tình từ khi có những thay đổi về topology mạng đến lúc các router trong mạng thống nhất với nhau được về những thay đổi đó.
              Như vậy thời gian hội tụ sẽ phụ thuộc vào giao thức định tuyên nào được sử dụng, mỗi giao thức định tuyến có thuật toán tính toán khác nhau khi xây dựng bảng định tuyến (Bellman Ford, Djikstra), cách thức trao đổi thông tin định tuyến khác nhau (broadcast, multicast, periodically or trigged update), nội dung thông tin định tuyến trao đổi với nhau (full routing table or changed information), khả năng chống route flapping khác nhau.... nên đương nhiên là thời gian hội tụ sẽ khác nhau.

              Hãy so sánh thời gian hội tụ của RIP, EIGRP và OSPF để có nhận xét chung.

              Rgrds,

              ĐứcNM

              Comment


              • #8
                Nhờ giải thích thuật ngữ!

                Mình gặp một thuật ngữ mà mình không biết: "interframe gap". Mong các bạn giải thích dùm. Cám ơn nhiều!
                Muốn dỏi phãi hõi!
                \"Ai về Bình Định mà xem
                Con gái Bình Định cầm roi đánh ...\"

                Comment


                • #9
                  Re: Nhờ giải thích thuật ngữ!

                  binhdinh:

                  Tạm dịch là "khoảng cách giữa các frame".

                  binhdinh có thể trích nguyên câu để mình biết được ngữ cảnh của thuật ngữ này không?

                  Cám ơn nhiều,
                  Đặng Quang Minh, CCIEx2#11897 (Enterprise Infrastructure, Wireless), DEVNET, CCSI#31417

                  Email : dangquangminh@vnpro.org
                  https://www.facebook.com/groups/vietprofessional/

                  Comment


                  • #10
                    Re: Nhờ giải thích thuật ngữ!

                    Chào anh dangquangminh,

                    Em gặp thuật ngữ trên khi đọc về sự đụng độ trên mạng Ethernet. Nó đề cập đến việc các máy (không phải các máy có gói tin gửi đi bị đụng độ) sau khi hết tín hiệu jam signal và interframe gap thì sẽ gửi gói tin đi và có giải thích thêm thời gian đối với Ethernet là 9,6ms, FastEthernet là 0,96ms.

                    Chờ giải đáp của anh. Em cám ơn anh trước.
                    Muốn dỏi phãi hõi!
                    \"Ai về Bình Định mà xem
                    Con gái Bình Định cầm roi đánh ...\"

                    Comment


                    • #11
                      Switch & Load Balancing on Router!

                      Bài này giới thiệu một chút về cơ chế chuyển mạch và cân bằng tải trên Router.
                      2 cơ chế chuyển mạch và cân bằng tải thông thường nhất.

                      1/ per destination
                      Router thực hiện cân bằng tải dựa trên địa chỉ đích. Nếu có 2 đường hướng tới cùng network thì tất cả các luồng thông tin đến Host1 sẽ được forward qua tuyến thứ nhất trong khi luồng dữ liệu đến Host2 sẽ đi qua tuyến 2.

                      2/ per packet
                      Router thực hiện cân bằng tải trên cơ sở từng gói tin bằng cách lần lượt phân phối đều các gói tin trên các tuyến kết nối.
                      Ở chế độ mặc định, hầu hết các Cisco Router họat động theo cơ chế Fast Switching, điều này đồng nghĩa với việc Router đang thực hiện chuyển mạch dựa tên các thông tin được lưu trữ trong cache do vậy cân bằng tải ở dạng per-destination. Để chuyển sang chế độ cân bằng tải per-packet, dùnh lệnh no ip route-cache để tắt caching. Cấu hình như sau:

                      Router# config t
                      Router(config)# interface Ethernet 0
                      Router(config-if)# no ip route-cache
                      Router(config-if)# ^Z

                      Lúc này Router thực hiện việc chuyển mạch dựa vào thông tin tên từng gói tin ( packet) do vậy sẽ chiếm dụng CPU, giảm tốc độ họat động trên một số Router bậc thấp 9 (low-end). Để Router mở lại chế độ fast switching, dùng lệnh như sau:

                      Router# config t
                      Router(config)# interface Ethernet 0
                      Router(config-if)# ip route-cache
                      Router(config-if)# ^Z

                      Để tăng tốc độ chuyển mạch cao hơn nữa, trong một số router high-end
                      còn có cơ chế Cisco Express Forwarding cho phép chuyển mạch tốc độ cao dựa theo từng gói tin (per-packet) hay theo địa chỉ đích (per-destination). Tuy nhiên, cơ chế này củng sử dụng nhiều nguồn tài nguyên tên rouer để duy trì trạng thái kế cận và lập bảng Cisco Express Forwarding. Refer to this Application Note for more information on load-sharing with Cisco Express Forwarding.

                      Một số links tham khảo thêm

                      --------Cisco Express Forwarding---------




                      --------Application Note--------------------

                      Comment


                      • #12
                        Re: Switch & Load Balancing on Router!

                        Hi

                        Xem file đính kèm.

                        Thân,
                        Đặng Quang Minh, CCIEx2#11897 (Enterprise Infrastructure, Wireless), DEVNET, CCSI#31417

                        Email : dangquangminh@vnpro.org
                        https://www.facebook.com/groups/vietprofessional/

                        Comment


                        • #13
                          Thuật ngữ : "Routing Based Nat"

                          Có ai biết gì về thuật ngữ này không?
                          Nó được sử dụng để thực hiện cái gì?
                          Thanks

                          Comment


                          • #14
                            Hơ, nếu bạn muốn hiểu về thuật ngữ thì phải cho vào văn cảnh chứ, bạn đố thế này thì khó quá.

                            Mình đoán là người ta muốn dùng nat dựa vào routing: tùy theo đích đến của packet mà nó sẽ được nat thành những (khoảng) địa chỉ khác nhau.

                            VD:

                            neta --- rta ----- isp1
                            aaaaaaaa \____ isp2

                            Địa chỉ bên trong neta sẽ được nat thành ip1 hoặc ip2 khi đi ra isp1 hoặc isp2.

                            Nhờ các bạn chỉnh lại nếu mình sai, câu hỏi này có thể đưa vào mục routing.

                            Chúc vui vẻ.

                            Comment


                            • #15
                              Anh Minh,
                              Em không hiểu nhờ cách nào mà các router biết mình đang ở trạng thái thống nhất, tức tất cả thông tin về routing trên mạng giống nhau (covergence point). Nếu một mang lớn cỡ vài ngàn router thì không tính được covergence time đươc. Có phải có một qui định về trạng thài hội tụ không? giới hạn của trạng thái hội tụ trong mạng với số routers tối đa là bao nhiểu?

                              Comment

                              Working...
                              X