Xin chào ! Nếu đây là lần đầu tiên bạn đến với diễn đàn, xin vui lòng danh ra một phút bấm vào đây để đăng kí và tham gia thảo luận cùng VnPro.
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Khi nào thì dùng CEF khi cấu hình QoS?

    CEF là một công nghệ cao cấp thực hiện L3 switching bên trong một router. CEF là phương thức nhanh nhất mà một Cisco Routers chuyển những packet từ interface này sang interface kia. Lệnh ip cep sẽ cho phép chạy CEF toàn cục. Lệnh ip route-cache sẽ enable CEF trên một interface. Các routers sau đây sẽ hỗ trợ CEF :

    Cisco 1700 router

    Cisco 2600 router

    Cisco 3600 router

    Cisco 7100 router

    Cisco 7200 router

    Catalyst 3550


    Các công nghệ QoS yêu cầu CEF:


    Network-Based Application Recognition (NBAR): NBAR cho phép phân loại các ứng dụng mạng.

    Class-Based Packet Marking: thay đổi các giá trị trong header bằng lệnh set. Khi đó Cisco IOS sẽ xác nhận rằng router của bạn có chạy CEF chưa ?

    Class-Based Policing:
    IP to ATM Class of Service (CoS):
    Email : vnpro@vnpro.org
    ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    Trung Tâm Tin Học VnPro
    149/1D Ung Văn Khiêm P25 Q.Bình thạnh TPHCM
    Tel : (08) 35124257 (5 lines)
    Fax: (08) 35124314

    Home page: http://www.vnpro.vn
    Support Forum: http://www.vnpro.org
    - Chuyên đào tạo quản trị mạng và hạ tầng Internet
    - Phát hành sách chuyên môn
    - Tư vấn và tuyển dụng nhân sự IT
    - Tư vấn thiết kế và hỗ trợ kỹ thuật hệ thống mạng

    Network channel: http://www.dancisco.com
    Blog: http://www.vnpro.org/blog

  • #2
    Hi,

    Với IOS < 12.2T bạn phải enable cef (ip cef) trước khi apply các policy base QoS. Tuy nhiên kể từ phiên bản 12.2T ta không cần quan tâm đến vấn đề này nữa.

    Chúc vui,

    Comment


    • #3
      RE: Khi nào thì dùng CEF khi cấu hình QoS?

      Cũng cần biết thêm là có một số dạng traffic không thể nào CEF switch được (phải route bình thường). Các dạng traffic này là

      1/ Các routing updates
      2/ CDP
      3/ Các non-IP traffic
      4/ Các dữ lịệu đã bị mã hóa
      5/ Các dữ liệu đòi hỏi router phải xử lý (timeout expires, trace, ping)
      ....

      Với các IOS phiên bản 12.2, ta thậm chí không thể tắt CEF được (disable CEF).
      In VnPro we trust

      Comment


      • #4
        RE: Khi nào thì dùng CEF khi cấu hình QoS?

        Theo như Anh VoThanhDuy noi thì có lẽ chưa chính xác lăm.. IPX cũng có thể CEF switch được ma..

        ghé vào tham quan một chút đi ạ....
        đồng thời Mình muốn thảo luận một chút về câu này :" The FIB supports 256K entries, which includes 16K IP multicast entries. With reverse path forwarding (RPF) check enabled, the number of IP entries doubles."
        là sao ạ????

        Comment


        • #5
          trong câu đó có nhiều ý , em thắc mắc về ý nào?
          Robedan
          Học viên CCNP VnPro khóa 2

          Comment


          • #6
            RE: Khi nào thì dùng CEF khi cấu hình QoS?

            hic... Bộ có nhiều ý lắm àh???? Vậy mà Em tưởng chỉ có một ý thôi chư..
            nhưng mà túm lại là không thể hiểu nỗi nó...híc...

            Comment


            • #7
              chào xitrumdl

              Đầu tiên em tìm hiểu thế nào là RPF trước?

              thân mến
              The beautiful thing about learning is that no one can take it away from you. (B.B. King)

              Comment


              • #8
                RE: Khi nào thì dùng CEF khi cấu hình QoS?

                Tổng quan về Cisco Express Forwarding

                CEF là một kỹ thuật chuyển mạch IP ở layer 3. CEF giúp tối ưu hoá hiệu suất mạng và sự linh động cho mạng.

                Các ích lợi:

                CEF cung cấp những lợi ích sau:
                · Tăng hiệu suất: CEF giúp cho việc chuyển mạch diễn ra nhanh và đỡ tốn resource của hệ thống hơn.
                · Tăng độ linh hoạt: CEF được thiết kế cho những mạng chuyển mạch IP ở backbone, và thường chạy ở lớp core của thiết kế 3 lớp, giúp cho việc chuyển mạch được thực hiện một cách nhanh chóng.

                Các thành phần của CEF:

                CEF gồm hai thành phần chính: Forwarding Information Base(FIB), và Adjacency Tables Forwarding Information Base(FIB).

                CEF sử dụng một bảng FIB để thực hiện việc chuyển mạch, FIB cũng giống như một bảng định tuyến, nó duy trì một bản sao của bảng định tuyến, khi quá trình định tuyến bị thay đổi, bảng định tuyến được cập nhật, và những thay đổi đó cũng sẽ ảnh hưởng đến FIB. FIB sẽ duy trì thông tin về các địa chỉ nexthop dựa trên bảng định tuyến hiện tại của thiết bị. Và do đó nó sẽ có thể thực hiện việc chuyển mạch một cách nhanh chóng, và tối ưu.

                Adjacency Tables

                Các node trong một mạng được xem là gần kề khi chúng có thể liê lạc với nhau qua một thiết bị ở layer 2. Cùng với bảng FIB, CEF sử dụng bảng gần kề để lưu giữ những thông tin về địa chỉ layer 2. Do đó, bảng gần kề sẽ lưu trữ địa chỉ layer 2 của các nexthop trong bảng FIB. Và quá trình xảy ra cũng giống như ARP.

                Các trạng thái hoạt động của CEF

                CEF có thể được bật ở 1 trong 2 trạng thái sau:Central CEF, Distributed CEF.

                Central CEF Mode

                Khi trạng thái này được kích hoạt, thì FIB và adjacency table sẽ nằm trên RP(Route Processor), và RP sẽ thực hiện quá trình chuyển mạch.
                Figure 9 cho biết mối quan hệ giữa bảng định tuyến, FIB, adjacency table trong trạng thái này. Switch sẽ forward các traffic từ LAN đến Cisco 7500 chạy CEF. Và RP sẽ thực hiện quá trình chuyển mạch.


                Distributed CEF Mode
                Khi trạng thái này được kích hoạt, thí các line card sẽ nắm giữ chức năng chuyển mạch và các bảng FIB, adjacency table sẽ nằm trên line card.


                Cấu hình CEF

                Để cấu hình CEF, ta thực hiện các bước sau:
                Kích hoạt CEF or dCEF
                Để kích hoạt, ta sử dụng lệnh sau,ở mode global:
                Lệnh Mục đích
                Router(config)# ip cef Kích hoạt quá trình CEF
                Bật dCEF khi bạn muốn line card của bạn thực hiện tính năng chuyển mạch, và để cho RP thực hiện tính năng định tuyến.


                Để bật hay tắt dCEF ta sử dụng lệnh sau ở global mode:
                Lệnh Mục đích
                Router(config)# ip cef distributed Bật dCEF
                Router(config)# no ip cef distributed Tắt dCEF
                Khi bạn bật dCEF hay CEF ở global thì tất cả các interface sẽ được bật. Và bạn cũng có thể tắt CEf ở một số interface mà bạn muốn.Để tắt CEF hay dCEF ta sử dụng lệnh sau:
                Command Purpose
                Router(config-if)# [no] ip route-cache cef Tắt /bật CEF trên interface này

                (nguồn: Lê Anh Đức - VnPro)
                Email : vnpro@vnpro.org
                ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------
                Trung Tâm Tin Học VnPro
                149/1D Ung Văn Khiêm P25 Q.Bình thạnh TPHCM
                Tel : (08) 35124257 (5 lines)
                Fax: (08) 35124314

                Home page: http://www.vnpro.vn
                Support Forum: http://www.vnpro.org
                - Chuyên đào tạo quản trị mạng và hạ tầng Internet
                - Phát hành sách chuyên môn
                - Tư vấn và tuyển dụng nhân sự IT
                - Tư vấn thiết kế và hỗ trợ kỹ thuật hệ thống mạng

                Network channel: http://www.dancisco.com
                Blog: http://www.vnpro.org/blog

                Comment

                Working...
                X