Xin chào ! Nếu đây là lần đầu tiên bạn đến với diễn đàn, xin vui lòng danh ra một phút bấm vào đây để đăng kí và tham gia thảo luận cùng VnPro.
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    RE: Bài viết về Thiết bị Packeteer

    Neu ra sao khi ta khong co router Cisco va mot tay pro config.? Neu ra sao neu ta khong co cong cu giam sat truc quan...

    "You can not manage if you can not measure " and see. P.Drucker :roll:

    Comment


    • #17
      RE: Bài viết về Thiết bị Packeteer

      Không nên dùng Packeteer và các thiết bị cùng loại nếu :

      - Hệ thống mạng không bị nghẽn
      - Hai đầu của kết nối đang dùng là Cisco router thì dùng Cisco QoS vừa free và hiệu quả tương đương. Quan trọng hơn là không tốn rất nhiều $$$ cho hai thiết bị này.

      - Chi phí đầu tư $$$ và Packeteer ví dụ khoảng 100M thì có thể dùng để kéo line adsl để giảm bớt tải và nâng cấp đường truyên leased line hiện có.

      Vài ý kiến phản biện

      Comment


      • #18
        RE: Bài viết về Thiết bị Packeteer

        Theo tôi khi xác định dùng sản phẩm hay giải pháp gì thì cần xác định nhu cầu sử dụng. Một trong những phương pháp để giãm nghẽn mạch và sử dụng hiệu quả kênh truyền của doanh nghiệp là phải biết những lưu lương nào có ích chạy trên đường truyền của mình, loại bỏ những lưu lượng không cần thiết (ví dụ phim, nhạc, chat, thậm chí cả vius ...), bằng cách nhận biết và hiểu lưu lượng để có thể điều khiển nó, các giải pháp quản lý băng thông lớp 7 sẽ giải quyết vấn đề này, các giải pháp lớp 4 sẽ không hiểu rõ và phân biệt lưu lượng các ứng dụng.

        Về chi phí đầu tư, nếu nâng cấp leased line, chúng ta sẽ phải tốn OPEX cho từng tháng, và lại không quản lý được băng thông của doanh nghiệp mình.

        Comment


        • #19
          Re: RE: Bài viết về Thiết bị Packeteer

          Originally posted by infin
          Không nên dùng Packeteer và các thiết bị cùng loại nếu :

          - Hệ thống mạng không bị nghẽn
          - Hai đầu của kết nối đang dùng là Cisco router thì dùng Cisco QoS vừa free và hiệu quả tương đương. Quan trọng hơn là không tốn rất nhiều $$$ cho hai thiết bị này.

          - Chi phí đầu tư $$$ và Packeteer ví dụ khoảng 100M thì có thể dùng để kéo line adsl để giảm bớt tải và nâng cấp đường truyên leased line hiện có.

          Vài ý kiến phản biện
          Theo mình dùng Cisco để quản lý băng thông chỉ quản lý được layer4 với lại không có các tính năng như :

          1. dynamic partition (điều này thật sự cần thiết cho doanh nghiệp hoặc ISP). Này nhé, ví dụ 1 doanh nghiệp có một số lượng user khổng lồ (1000 user) nhưng tại 1 thời điểm số lượng user có kết nối không cao và luôn thay đổi (ví dụ 100). Ta không thể ta ngồi set băng thông cho 1000 user dựa trên IP của từng user. Ngược lại với các thiết bị quản lý băng thông (vd như Packeteer), việc cấu hình này hết sức đơn giản.

          2. Có thể chia class/sub-class, partition/sub-partition cho việc các chính sách quản lý băng thông phức tạp. Ví dụ như : doanh nghiệp có ứng dụng khác nhau Oracle, ERP, ASP, FTP... Mỗi ứng dụng cấp phát băng thông cho IP pools và subnet khác nhau, tuy nhiên ứng dụng FTP đòi hỏi cấp phát theo dynamic partition. Nghĩa là các ứng dụng kia ưu tiên cao nhất, còn FTP nếu còn bandwidth thì cho sử dụng tối đa các băng thông còn dư, nếu không thì bị limit. Ý mình ở đây là tính linh động (nếu dùng cisco có thể sẽ bị fixed)

          3. Tính nhận biết ứng dụng mức layer7. Nghĩa là 1 doanh nghiệp có nhu cầu limit băng thông cho ứng dụng web. Packeteer sẽ tự động nhận traffic nào là traffic web bất kể cho chạy trên port 80,8080 hay bất kỳ port nào khác. Điều này giúp người admin dễ dàng trong việc config.

          4. Công cụ quản lý trực quan : cho phép doanh nghiệp đánh giá hiệu suất sử dụng đường truyền WAN.Điều này thật sự cần thiết cho doanh nghiệp luôn xem trọng mức đầu tư và tính hữu dụng khi bỏ chi phí đầu tư WAN.

          5. Nâng cấp đường truyền không thật sự hiệu quả (kể cả bạn nâng cấp đường truyền băng cách mua thêm bandwidth cho leased-line hay thêm đường backup cho ADSL để load-balancing). Băng thông WAN thường được ví là "tài nguyên không bao giờ thoả mãn cho người dùng". Cho nên nếu doanh nghiệp cho nâng cấp đường WAN thì ko bao giờ thỏa mãn người dùng (người dùng cũng sẽ dùng hết cho mục đích cá nhân), đồng thời doanh nghiệp cũng ko biết tính hiệu quả cho việc nâng cấp vì không biết người dùng sử dụng WAN cho việc gì. Dĩ nhiên doanh nghiệp luôn muốn chi phí mình bỏ ra dùng cho các ứng dụng có lợi cho doanh nghiệp. Do đó, đây không bao giờ là giải pháp mong muốn của doanh nghiệp. Chi phí để trả cho đường truyền sau khi nâng cấp là doanh nghiệp sẽ chịu mãi mãi và đây là bài toán kinh tế thật sự không hứng thú chú nào.

          Vài lời nhận xét.

          Comment


          • #20
            RE: Bài viết về Thiết bị Packeteer

            Nếu số lượng kết nối không cao --> không có nghẽn xảy ra. Vẫn không cần mua packeteer cho tốn tiền. Nếu muốn phân định băng thông cho 1000 user trên Cisco, dùng LLQ cho lọai traffic mà 1000 user đó dùng. Cấu hình dễ dàng trong vòng 15 giây.

            Cisco QoS cho phép phân traffic ra thành từng class theo mong muốn, packeteer làm được chuyện gì linh động hơn thế nữa?

            Về mức ứng dụng L7, yes, Cisco cũng làm đựoc với NBAR.

            Nói tóm lại là như vậy:
            - Nếu đã có Cisco routers thì nên dùng Cisco QoS.
            - Nếu xài thiết bị non-Cisco mà đường truyền bị nghẽn: có ba giải pháp:

            ạ Chuyển sang Cisco
            b. Nâng cấp đường truyền.
            c. Mua packeteer

            Chúc cả nhà vui vẻ

            Comment

            Working...
            X