• If this is your first visit, be sure to check out the FAQ by clicking the link above. You may have to register before you can post: click the register link above to proceed. To start viewing messages, select the forum that you want to visit from the selection below.
Xin chào ! Nếu đây là lần đầu tiên bạn đến với diễn đàn, xin vui lòng danh ra một phút bấm vào đây để đăng kí và tham gia thảo luận cùng VnPro.

Announcement

Collapse
No announcement yet.

IPv6

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    theo mình thì phần địa chỉ local là dùng khá nhiều trong thực tế chứ?

    Comment


    • #17
      To Haiputer, bàn luận thì bạn phải đóng góp ý kiến của mình thì cuộc bàn luận mới hay chứ !
      Trong phần trước mình đã có nói về sự khác nhau của 2 địa chỉ là link-local và site-local, 2 địa chỉ này gộp lại là có chức năng của private address, nhưng mỗi lọai sẽ có một chức năng riêng không thể nói cái nào dùng ít hơn cái nào.
      Link-local, sẽ được sử dụng ngay lần đầu khi thiết bị IPv6 bật lên, do khả năng tự cấu hình của IPv6, nên khi được bật lên, tự động nó sẽ gán cho nó 1 địa chỉ là link-local, chú ý là địa chỉ này không phải do ta gán mà do máy tự gán để giao tiếp trong nội bộ link, nghĩa là với các hót có chung địa chỉ subnet.Sau đó, khi thấy có router tồn tại trong mạng thì máy sẽ gửi các gói tin router solicitation và advertising để xin router 1 subnet ID để tạo site-local để sử dụng giao tiếp giữa các subnet.
      Chú ý là 2 địa chỉ này không được định tuyến ra internet.

      ...
      And we are all connected to each other
      In a circle, in a hoop that never ends
      ...

      Comment


      • #18
        Cám ơn anh lee đã giúp em hiểu thêm, nhưng cho em hỏi thêm tí xíu nhe!
        Có phải địa chỉ Link-local là nó tự cầu hình khi nó là một hót trong subnet ko vậy?
        Mục đích của nó tạo ra để làm gí vậy anh lee !
        Có phải la để link tới một router --> router sẽ cấp cho nó 1 địa chỉ Site-local ko? với địa chỉ Site local này Router cung tự config cho hót đó luôn ha?
        Cám ơn các bạn !

        Comment


        • #19
          Solicited-Node multicast address
          – FF02:0:0:0:0:1:FF00::/104
          • address formed by appending the lower 24 bits of the IPv6 address
          • a node is required to join every unicast and anycast address it is
          assigned
          Solicited-Node multicast address
          3FFE:0B00:0C18:0001:0290:27FF:FE17:FC0F -->
          FF02:0000:0000:0000:0000:0001:FF17:FC0F
          Solicited multicast address

          Với lọai địa chỉ này la như thế nào, mình ko hiểu rõ lắm !

          Comment


          • #20
            RE: IPv6

            chào bạn

            theo tớ thì đãy địa chỉ mà bạn đưa ra tương đương với địa chỉ lớp D của IP v.4. Đây chính là dãy địa chỉ multicast.

            Bạn có biết về cơ chế multicast không? Nếu muốn biết thì mời bạn qua box ccnp switching.
            The beautiful thing about learning is that no one can take it away from you. (B.B. King)

            Comment


            • #21
              To haiputer, khi cấu hình các địa chỉ cho ipv6 trên 1 interface ta chỉ cần cấu hình site-local và global(nghĩa là chỉ cần xác định subnet id), còn địa chỉ link-local, nó sẽ tự động sinh ra từ MAC của interface.Bạn cũng có thể cấu hình lại link local nếu mạng của bạn cần việc này.Và mục đích của link-local là liên lạc giữa các host trong cùng 1 subnet .
              Trong ipv6, thì multicast được cải tiến hơn so với ipv4, đó là ta có thể xác định được scope của địa chỉ:node, site, global.Scope là một trường được thêm vào header của gòi tin multicast.

              ...
              And we are all connected to each other
              In a circle, in a hoop that never ends
              ...

              Comment


              • #22
                Chào các bạn: theo mình đọc tải liệu thì có đoạn nhu sau:

                IPv6 tunnel qua ipv4: Cơ chế này được thực hiện đóng gói một gói tin IPv6 theo chuẩn IPv4 để có thể mang gói tin đó trên nền kiến trúc ipv4.
                Cơ chế Tunneling được mô tả như sau: Các nodes IPv6/IPv4 sẽ thực hiện việc đóng gói các datagram IPv6 vào thành phần dữ liệu trong datagram IPv4, do đó gói tin này sẽ có thể được truyền qua nền IPv4. Các kết nối có thể áp dụng cơ chế tunneling là:
                - Router-to-router:
                - Host-to-router:
                - Host-to-host:
                * Trong 2 phương thức tunnel mô tả trên là router-to-router và host-to-router gói tin IPv6 được tunnel đến địa chỉ cuối cùng là tại router. Do đó, điểm cuối cùng của quá trình tunnel là các router trung gian; tại các router này phải có nhiệm vụ “ mở gói” tin được tunnel và chuyển nó tới địch cuối cùng. Địa chỉ trong gói tin ipv6 được tnnnel, không hổ trợ địa chỉ ipv4 của điểm cuối cùng tunnel; thay vào đó; thay vào đó thì địa chỉ điểm cuối cùng tunnel phải được quyết định từ các thông tin cấu hình trên nodes thực hiện đóng gói. Theo cơ chế xác định địa chỉ cuối như vậy, ta gọi là “tunnel configured”, có nghĩa là địa chỉ điểm cuối cùng của quá rèinh tunnel đã được khai báo trước.
                * Theo 2 phương thức sau: host-to-host và router-to-host gói tin IPv6 được tunnel trên tấ cả hành trình của chúng, cho tới khi đến được đích. Theo cơ chế này, nodes cuối cùng được xác định địa chỉ đích của gói tin ipv6. Vì vậy, điểm cuối cùng của tunnel có thể quyết định từ địa chỉ đích của gói tin ipv6: nếu địa chỉ này là một địa chỉ tương đương với địa chỉ ipv4, theo cấu trúc của địa chỉ này thì 32 bits thấp sẽ được lấy làm địa chỉ của nodes đích, và được sử dụng làm địa chỉ đích của nodes cuối cùng được tunnel. Kỹ thuật này tránh được việc khai báo trước địa chỉ đích của nodes cuối cùng được tunnel, gọi là “automatic tunneling”
                 Cả 2 kỹ thuật automatic và configurated – có khác nhau cơ bản nhất là việc quyết định địa chỉ cuối của quá trình tunnel, còn lại về cơ bản họat động của 2 cơ chế này la giống nhau:
                ◊ Điểm khởi tạo tunnel (điểm đóng gói tin) tạo một header ipv4 đóng gói và truyền gói tin đã được đóng gói.
                ◊ Nodes kết thúc của quá trình tunnel (điểm mở gói tin) nhận đuợc gói tin đóng gói, xóa bỏ phần đầu header ipv4, sửa đổi một số trường của header ipv6, và sử lý phần dữ liệu này như một gói tin ipv6.
                ◊ Nodes đóng gói cần duy trì các thông tin về trạng thái của mỗi quá trình tunnel, ví dụ các tham số MTU để xử lý các gói tin ipv6 bắt đầu thực hiện tunnel. Vì số lượng các tiến trình tunnel co thể tăng lên một số lượng khá lớn, trong khi đó các thông tin này thương lặp lại, và do đó có thể sử dụng kỹ thậut cache và được lọai bỏ khi cần thiết.

                Theo 2 cơ chế trên, và kỹ thuật tunneling la như thế nào, bạn nào biết thì giải thích và ví dụ giúp mình vơi...cám ơn nhiều !
                Bye!

                Comment


                • #23
                  RE: IPv6

                  anh hai

                  kỹ thuật tunneling được gọi chung là kỹ thuật đóng gói dữ liệu một giao thức này trong gói dữ liệu của một giao thức khác.
                  Nguyễn Hữu Hòa, CCNA
                  CCNP in progress

                  Comment


                  • #24
                    Chào cac bạn !
                    Vậy với kỹ thuật tunneling trong ipv6 là đóng gói ipv6 trong ipv4, khi đó thì gói ipv4 này được chuyển đi trên nền ipv4 phải không, nhưng với phương thức này thỉ phải qua 2 quá trình là đóng gói ipv6 vào ipv4 và quá trình mở gói từ ipv4 thành ipv6 phải không, xin các anh chỉ và giải thích dùm em với !
                    Cám ơn nhiều!

                    Comment


                    • #25
                      Xin chào,

                      Khái niệm tunneling có 2 quá trình như bạn đề cập là chính xác, để liên lạc giữa các mạng IPv6 với nhau thông qua mạng IPv4.

                      Còn liên lạc từ IPv6 sang IPv4 thì thế nào? Mời bạn xem thử 6to4 và NAT-PT, chuyển đổi qua lại giữa IPv6 và IPv4. 6to4 (RFC 3056 & 3068) dùng prefix 2002::/16 để cho các địa chỉ IPv4, một máy chạy IPv6 sẽ nhìn thấy các máy trong mạng̉ IPv4 với địa chỉ 2002:IPV4:ADDR::/48. Máy chủ DNS trong mạng có nhiệm vụ phân giải địa chỉ IPv4 của host.domain thành địa chỉ IPv6 có dạng như trên.

                      Trong mạng dùng NAT-PT (RFC 2766), ta có thể dùng prefix bất kỳ dành cho các địa chỉ IPv4 ở bên ngòai. Họat động bên trong của NAT-PT tương tự như NAT/PAT của IPv4, và máy chủ DNS cũng có nhiệm vụ chuyển đổi địa chỉ IPv4 của tên host.domain thành địa chỉ IPv6 với prefix được quy định trước dạng prefix:IPV4:ADDR/96. 6to4 gateway và NAT-PT gateway có nhiệm vụ chuyển đổi địa chỉ (và giao thức bên trong packet) từ IPv6 sang IPv4 khi gặp packet có các prefix như trên đi qua. Trong NAT-PT, các bạn cũng sẽ gặp khái niệm static, dynamic NAT-PT, với ý nghĩa tương tự như trong NAT.


                      Về vấn đề các địa chỉ, có lẽ các bạn không cần quan tâm đến Site local nữa vì nó đã bị loại bỏ vì địa chỉ này hơi mập mờ, và khái niệm site cũng không được định nghĩa rõ ràng lắm. Xin xem thêm ở đây:

                      ftp://ftp.rfc-editor.org/in-notes/rfc3879.txt

                      Như vậy là chỉ còn địa chỉ link local và global, khái niệm và ý nghĩa thì các bạn đã thảo luận ở trên. Một chi tiết nhỏ về hai loại địa chỉ này, đó là địa chỉ link local khi muốn dùng sẽ phải chỉ rõ thêm là scope (phạm vi) của nó là ở đâu, tức là thuộc link (interface) nào. Vì dụ:

                      $ ping6 fe80::2d0:b7ff:fe1b:f70f
                      ping6: UDP connect: No route to host

                      $ ping6 fe80::2d0:b7ff:fe1b:f70f%fxp1
                      PING6(56=40+8+8 bytes) fe80::2d0:b7ff:fe1b:f70f%fxp1 --> fe80::2d0:b7ff:fe1b:f70f%fxp1
                      16 bytes from fe80::2d0:b7ff:fe1b:f70f%fxp1, icmp_seq=0 hlim=64 time=0.28 ms
                      16 bytes from fe80::2d0:b7ff:fe1b:f70f%fxp1, icmp_seq=1 hlim=64 time=0.568 ms
                      ^C
                      --- fe80::2d0:b7ff:fe1b:f70f%fxp1 ping6 statistics ---
                      2 packets transmitted, 2 packets received, 0% packet loss
                      round-trip min/avg/max/std-dev = 0.280/0.424/0.568/0.144 ms

                      Còn địa chỉ global thì cứ dùng bình thường, chỉ cần khai báo địa chỉ nguồn hoặc interface nguồn khi bạn cần quyết định đường đi của packet:

                      $ ping6 3ffe:10:32::1
                      PING6(56=40+8+8 bytes) 3ffe:10:32::100 --> 3ffe:10:32::1
                      16 bytes from 3ffe:10:32::1, icmp_seq=0 hlim=64 time=0.261 ms
                      16 bytes from 3ffe:10:32::1, icmp_seq=1 hlim=64 time=0.252 ms
                      ^C
                      --- 3ffe:10:32::1 ping6 statistics ---
                      2 packets transmitted, 2 packets received, 0% packet loss
                      round-trip min/avg/max/std-dev = 0.252/0.257/0.261/0.004 ms

                      Comment


                      • #26
                        RE: IPv6

                        Xin chào các sư huynh! Cho em xin lĩnh giáo vơi..!

                        Vậy khi mình muốn triển khai một mang LAN trong một công ty với một mạng Ipv6 thì mình phải làm như thế nào, phài cấu hình địa chỉ ip như thế nào, nếu mạng LAN của minh toàn bộ là địa chỉ thực hết (có thể xem là công ty mình đang dùng leased line) , khi kết nối với mạng của ISP mà khi mạng đó ko có hổ trợ Ipv6, có phải mình phải dùng cơ chế 6to4 khổng còn nếu mình kết nối leased line của một ISP có hổ trợ ipv6 thì phải làm sao? Xin các sư huynh chỉ giáo thêm, có thể đưa ra một vài ví dụ để em hiểu thêm...

                        Xin cảm ơn rất nhiều khi đượ tham gia những bài Post này!!!!

                        Comment


                        • #27
                          Vậy cho mình hỏi thêm một tí về so sánh 2 lọai địa chỉ Ipv4 và ipv6 với.

                          Trong địa chỉ IPv4 thỉ được chia làm 5 lớp địa chỉ khác nhau, như lớp A được phân cho các tổ chức lớn, các công ty lơn..cho tới lớp C thì hiện tại là các doanh nghiệp nhỏ hay các khách hàng, vậy còn IPv6 thì được chia ra làm 3 loại chính đó là Unicast, Anycast và Multicast, theo mình biết thì địa chỉ Unicast thì có Site-link và Local-link thì dùg cho mang cục bộ (LAN) hay một VPN có đúng không? Còn địa chỉ multicast thì dùng để connect ra ngoài internet, liên kết với mạng ngòai phải không cũng như mạng WAN, còn kiểu anycast thì nó được dùng trong trường hợp nào vậy, mình cũng không hiễu rõ lằm, mong các bạn chỉ giao...xin cảm ơn !
                          hihiihihihihih.....bye!

                          Comment


                          • #28
                            IPv6 Multicast Addresses

                            Một địa chỉ multicast là một địa chỉ xác định một nhóm các interface, thông thường trên các hệ thống đầu cuối khác nhau. Các gói tin sẽ được phân phối đến tất cả các hệ thống được chỉ ra trong địa chỉ multicast. Sử dụng địa chỉ multicast thì hiệu quả hơn địa chỉ broadcast, trong đó yêu cầu tất cả các hệ thống đầu cuối phải ngừng tất cả các việc đang xử lý. Bởi vì một địa chỉ multicast là một địa chỉ của một nhóm các máy tính, nếu một máy tính không phải là thành viên của nhóm địa chỉ này, nó sẽ drop các gói ở layer 2. Tuy nhiên broadcast vẫn được xử lý trước khi các hệ thống xác định rằng dạng broadcast này là không liên quan đến nó. Các thiết bị lớp 2 thường lan truyền các broadcast bởi vì các địa chỉ broadcast không được lưu trữ trong bảng CAM. Không giống như router (hành động mặc định của router là drop các gói tin trong đó phần địa chỉ là không biết), switch sẽ phát tán tất cả các frame với phần địa chỉ là không xác định ra tất cả các cổng của switch. Về mặt lý thuyết, điều này cũng đúng với các địa chỉ multicast mặc dù một vài thiết bị có các cơ chế thông minh để giới hạn các dạng truyền multicast.

                            Ipv6 không dùng cơ chế broadcast mà chỉ dựa vào địa chỉ multicast. Mặc dù Ipv4 dùng địa chỉ multicast như định nghĩa RFC2356, nó sử dụng theo một cách khác. Các địa chỉ Ipv6 có các dãy địa chỉ khác nhau. Tất cả các địa chỉ Ipv6 bắt đầu với 8 bit đầu tiên gán bằng 1. Vì vậy tất cả các địa chỉ multicast sẽ bằng đầu với giá trị F. Dãy địa chỉ multicast là FF00::/8 - FFFF::/8

                            Giá trị octet thứ hai, theo sau octet đầu tiên, chỉ ra tầm vực và thời gian sống của địa chỉ multicast. Theo cách này, IPv6 có hàng triệu nhóm địa chỉ multicast.

                            Comment

                            Working...
                            X