• If this is your first visit, be sure to check out the FAQ by clicking the link above. You may have to register before you can post: click the register link above to proceed. To start viewing messages, select the forum that you want to visit from the selection below.
Xin chào ! Nếu đây là lần đầu tiên bạn đến với diễn đàn, xin vui lòng danh ra một phút bấm vào đây để đăng kí và tham gia thảo luận cùng VnPro.

Announcement

Collapse
No announcement yet.

AToM

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • AToM

    Vũ Thị Hoàng Yến
    GIỚI THIỆU AToM

    2.1 Tổng quan:


    AToM (Any transport over MPLS) ra đời sau thành công vang dội của công nghệ MPLS VPN. MPLS VPN là giải pháp mạng riêng ảo nhằm vận chuyển luồng dữ liệu IP của khách hàng trên một backbone chia sẻ dịch vụ MPLS của nhà cung cấp. Tuy nhiên, kênh thuê riêng, kết nối ATM và Frame Relay khiến cho nhà cung cấp dịch vụ tốn kém khá nhiều tiền của. Nhiều khách hàng thuê những các link ảo trên để vận chuyển traffic của họ thông qua cơ sở hạ tầng của nhà cung cấp dịch vụ. Các router khách hàng đấu nối với nhau hoặc với các thiết bị mạng khác ở mỗi site thông qua leased lines hoặc kênh ảo ATM hay Frame Relay.
    Nhà cung cấp dịch vụ cung cấp cho khách hàng một mạng riêng biệt để vận chuyển traffic lớp 2. Tuy router khách hàng giao tiếp nhau ở lớp 3, nó lại không giao tiếp với thiết bị của nhà cung cấp dịch vụ ở lớp này. Với sự thành công của MPLS VPN, nhà cung cấp dịch vụ đã có sẵn một backbone MPLS nhưng bên cạnh đó vẫn thích hợp với việc vận chuyển traffic lớp 2. AToM cung cấp giải pháp nhằm tận dụng MPLS backbone để vận chuyển traffic lớp 2 mà không cần phải xây dựng cùng lúc 2 mạng chạy song song. Vì thế, nhà cung cấp dịch vụ có thể cung cấp những dịch vụ đã có sẵn như ATM, Frame Relay thông qua backbone MPLS mà chỉ sử dụng duy nhất một cờ sở hạ tầng. Từ đó giúp các nhà cung cấp dịch vụ tiết kiệm được nhiều chi phí hơn.
    AToM tạo ra VPN ở lớp 2 và đôi khi được xem như là L2VPN. Nó chỉ được thiết lập ở những router biên của nhà cung cấp dịch vụ. AToM nói một cách ngắn gọn, là công nghệ cung cấp dịch vụ điểm- điểm lớp 2 (layer 2 point-to-point service) và còn được biết đến như là dịch vụ đường dây ảo (VPWS) truyền tải qua MPLS backbone . Vì traffic vận chuyển là các gói được gán nhãn, công nghệ này còn được gọi là hay mạng chuyển mạch gói MPLS PSN.
    Về phía khách hàng, họ sẽ khá lưỡng lự khi chuyển sang MPLS VPN vì thứ nhất là phải chuyển đổi cơ cấu hạ tầng cũ, điều mà họ không muốn vì họ đã quen với cách kiểm soát nó và cách nó được xây dựng từ ban đầu, thứ hai là vì một số các thiết bị khác chạy những giao thức mà không thể vận chuyển qua IP vì MPLS VPN là công nghệ cung cấp dịch vụ cho việc tạo ra các VPN ở lớp 3. Nhưng việc chuyển đổi từ một mạng truyền thống sử dụng ATM hay Frame Relay qua mạng sử dụng AToM là hoàn toàn trong suốt đối với khách hàng. Nghĩa là khách hàng sẽ không cần phải thay đổi bất cứ điều gì trên các router của họ. Kiểu đóng gói dữ liệu lớp 2 vẫn được giữ nguyên và không cần phải chạy bất cứ giao thức định tuyến IP nào với router biên của nhà cung cấp dịch vụ như trong giải pháp MPLS VPN.




    2.2 Kiến trúc của một AToM:

    AToM là một giải pháp vận chuyển các frame lớp 2 (Ethernet, ATM, Frame Relay, HDLC, PPP) thông qua MPLS backbone, sử dụng kiến trúc dây nối ảo (pseudowires). Dây nối ảo mô phỏng hoạt động giống như một dây thật để vận chuyển traffic lớp 2 từ biên này tới biên kia (giữa 2 router biên của nhà cung cấp dịch vụ) qua mạng backbone chuyển mạch gói MPLS. Dây nối ảo sử dụng đường hầm.Trong AToM, đường hầm này chính là LSP. Một đường hầm có thể có nhiều dây nối ảo.

    Hình 9. Kiến trúc đường hầm AToM
    Khi có nhiều khách hàng đấu nối vào PE, mô hình tổng quát hơn như sau:



    Hình 10. Kiến trúc mở rộng của Pseudowire
    Các dây nối ảo này sẽ nối những AC (attachment circuits) trên những router biên của nhà cung cấp dịch vụ với nhau. AC có thể là bất cứ một mạch vậy lý hay mạch ảo nào dùng để kết nối một CE vào một PE, ví dụ như ATM VPI/VCI, Framrelay DLCI, HDLC link, Ethernet port, VLAN, kết nối PPP trên một interface vậy lý, một phiên PPP từ một đường hầm của L2TP hay một MPLS LSP. Các frame mà PE router nhận được trên AC được đóng gói và gửi qua dây nối ảo đến con PE router đầu xa. Trong một mạng sử dụng AToM, tất cả các router trong mạng của nhà cung cấp dịch vụ đều chạy MPLS, trong đó các PE router sẽ có AC kết nối tới CE router. Các frame nguyên thủy lớp 2 nhận được từ CE router sẽ được PE router (ingress router) đóng gói và gán nhãn, sau đó gửi qua một đường hầm PSN, mà trong AToM là LSP tới PE router đầu xa (egress router). Tại đây, nhãn sẽ được gỡ bỏ và các frame lớp 2 lại được forward đi bình thường cho CE router đích trên AC thích hợp.
    Trước khi dây nối ảo được sằn sàng để chuyển tiếp frame, PE router phải thiết lập các dây nối ảo này giữa chúng. Trong quá trình thiết lập, các PE router sẽ trao đổi các thông tin cần thiết để thống nhất về dịch vụ sẽ thực hiện. Ví dụ như phải thống nhất về phương thức đóng gói và công việc phải làm nếu chúng nhận được các frame không đúng thứ tự. Kết quả của dịch vụ AToM là các router biên của khách hàng (CE) hoặc các switch biên của khách hàng sẽ thấy bản thân chúng được kết nối trực tiếp với những con router cùng loại khác ở lớp 2 mặc dù thực tế chúng bị chia cắt bởi dây nối ảo. Ví dụ như nếu các con router hay switch CE chạy CDP (Cisco Discovery Protocol), chúng sẽ thấy nhau như là những CDP neighbor. Nếu chúng là router, giữa chúng có thể trực tiếp hình thành một láng giềng trong giao thức định tuyến bởi vì router CE giống như được kết nối trực tiếp ở lớp 2.
    Last edited by phamminhtuan; 18-11-2010, 05:54 PM.
    Phạm Minh Tuấn

    Email : phamminhtuan@vnpro.org
    Yahoo : phamminhtuan_vnpro
    -----------------------------------------------------------------------------------------------
Trung Tâm Tin Học VnPro
149/1D Ung Văn Khiêm P25 Q.Bình thạnh TPHCM
Tel : (08) 35124257 (5 lines)
Fax: (08) 35124314

Home page: http://www.vnpro.vn
Support Forum: http://www.vnpro.org
- Chuyên đào tạo quản trị mạng và hạ tầng Internet
- Phát hành sách chuyên môn
- Tư vấn và tuyển dụng nhân sự IT
- Tư vấn thiết kế và hỗ trợ kỹ thuật hệ thống mạng

Network channel: http://www.dancisco.com
Blog: http://www.vnpro.org/blog

  • #2
    Sự thiết lập dây nối ảo và ràng buộc nhãn (AToM)

    Sự thiết lập dây nối ảo và ràng buộc nhãn

    Cấu trúc một gói tin AToM:


    Hình 11. Cấu trúc gói tin AToM
    Khi ingress router nhận được frame từ CE router, nó sẽ đóng gói và chuyển tiếp frame trong mạng MPLS backbone bằng hai nhãn là tunnel label và VC label (PW label).


    Hình 12. Sự vận chuyển packet trong AToM.

    Tunnel label luôn nằm ở trên cùng, nó xác định đường hầm nào, tức LSP nào mà frame thuộc về dựa vào các thông tin định tuyến của các giao thức định tuyến cho mỗi địa chỉ prefix. Nhãn này thay đổi qua hop-by-hop và được quảng bá bởi giao thức phân phối nhãn LDP down stream từ con egress router đến con ingress router thông qua một loạt các router trung gian. VC label nằm dưới cùng. Nó giúp xác định dây nối ảo nào mà frame được ghép vào vì một đường hầm có thể có nhiều dây nối ảo. Nhãn này được quảng bá từ con egress cho con ingress dựa vào kết nối targeted LDP tức là kết nối chỉ giữa 2 con PE router với nhau và hoàn toàn trong suốt đồi với những router P trung gian. Do đó chỉ các PE router mới cần thiết duy trì các VC label cho các kết nối ảo còn các router P chuyển tiếp các gói tin dựa vào tunnel label và không cần phải biết về sự tồn tại của dây nối ảo.


    Hình 13. Quảng bá nhãn trong AToM
    2.3.1 Sự thiết lập LDP peers:

    Trong AToM, chỉ duy nhất giao LDP được sử dụng để thực hiện việc trao đổi và phân phối nhãn . Như đã đề cập ở trên, các P router hay còn gọi là các LSR trung chuyển sẽ phải thiết lập được quan hệ LDP peer với nhau bằng việc gửi định kỳ gói tin LDP Link Hello về địa chỉ multicast cho toàn mạng trên port 646. Còn 2 PE router sẽ thiết lập quan hệ LDP peer bằng việc mỗi con sẽ gửi định kỳ gói tin LDP Targeted Hello cho nhau tức gửi đến một địa chỉ unicast xác định cũng trên port 646. Con LSR khi nhận được gói tin Hello, nó sẽ tạo ra một Hello adjacency để duy trì quan hệ LDP peer có thể kết nối tới được trên interface.Trong các gói tin Hello mà một LSR gửi đi đều chứa thông tin LDP identifier cho không gian nhãn mà con LSR đó sử dụng cho interface và thông tin này sẽ được học bởi các con LSR nhận được gói tin đó.
    Bước tiếp theo là sự thiết lập một kết nối TCP tin cậy giữa 2 LDP peer. Con LSR nào có địch chỉ lớn hơn sẽ giữa vai trò active để khởi tạo kết nối TCP tới con LSR còn lại trên port 646. Sau đó, phiên kết nối được thiết lập và các LDP peer sẽ bắt đầu trao đổi các thông số phiên như phiên bản giao thức, phương pháp phân phối nhãn, giá trị timer, dải nhãn,v..v. Khi 2 bên đống ý về các tham số trên, gói tin keepalive sẽ được gửi về cho con LSR acitve. Phiên làm việc TCP đã thực sự được thiết lập và duy trì hoạt động.
    2.3.2 Sự ràng buộc nhãn và phân phối nhãn trên dây nối ảo:

    Các FEC (tập hợp các gói tin) được phân loại và gửi đi thông qua một LSP cụ thể mà một LDP tạo ra. Trong AToM, một đường dây nối ảo bao gồm 2 LSP một chiều.Ràng buộc nhãn tức là mỗi một FEC sẽ được gán cho một nhãn, nhãn này đại diện cho một LSP cụ thể mà FEC đó sẽ được vận chuyển qua. Vì vậy trong AToM, mỗi LSP sẽ được đại diện bởi một pseudowire label hay còn gọi là VC label.Việc ràng buộc được thực hiện bằng cách đặt một FEC TLV và một Label TLV trong một thông điệp thông điệp quảng bá thông tin nhãn label advertisement .



    Trong AToM, FEC Element được sử dụng là Pseudowire ID FEC:


    Hình 14. AToM FEC Element
    Trong đó 3 thông số quan trọng nhất cần chú ý là
    - Group ID: giá trị 32 bit được gán cho một nhóm các dây nối ảo
    - Pseudowire ID: còn gọi là VC ID, là một giá trị 32 bit khác 0 dùng để phân biệt các dây nối ảo với nhau.
    - Pseudowire Type: trường 15 bit cho biết kiểu của dây nối ảo. Các kiểu này được chỉ ra trong hình dưới đây:


    Bảng 1. PW Type
    2.3.3 Sự thiết lập dây nối ảo AToM:

    Giả sử ta có mô hình AToM sau:


    Hình 16. Mô hình thiết lập PW
    Các bước để thiết lập dây nối ảo diễn ra như sau:
    - B1: Một dây nối ảo được chuẩn bị cùng với một AC trên PE1.
    - B2: PE1 và PE2 thiết lập phiên làm việc TCP và trao đổi các ràng buộc nhãn.
    - B3: Khi trạng thái AC là up, PE1 gán một local VC label phù hợp với pseudo ID đã được cấp cho dây nối ảo.
    - B4: PE1 encode mã hóa local VC label, pseudowire ID lần lượt vào trong Lable TLV và FEC TLV, rồi gửi ràng buộc nhãn này tới PE2 trong thông điệp Label Mapping.
    - B5: PE1 nhận được một thông điệp Label Mapping từ PE2 và giải mã VC label và pseudowire ID từ Lable TLV và FEC TLV.
    - B6: PE2 thực hiện giống PE1 từ B1 đến B5.
    -B7: Sau khi 2 PE đã trao đổi xong nhãn và các tham số interface hợp lệ cho một pseudowire ID cụ thể, dây nối ảo mang pseudowire ID đó được thiết lập.
    2.4 Sự đóng gói AToM pseudowire

    Để dạng payload lớp 2 có thể được vận chuyển qua các đường dây ảo mô phỏng, ta cần phải đóng gói mỗi payload lớp 2 sao cho các đặc tính lớp 2 được bảo tồn càng giống dạng nguyên thủy của nó càng tốt.
    Sự đóng gói speudowire ngoài chứa thông tin về chồng nhãn MPLS còn phải bao gồm những thông tin về payload cụ thể vì các loại payload có thể khác nhau ở mỗi gói hoặc mỗi phiên vận chuyển. Phần dưới đây sẽ trình bày về cách đóng gói của mỗi loại payload layer 2 cùng với control word.
    v Định dạng của một Control word:


    Hình 17. Control word Format
    Trong Pseudowire ID FEC, trường C báo hiệu có sự có mặt của control word trong gói tin quảng bá của các PE hay không.
    Control word là trường tùy chọn 32 bit nằm giữa chồng nhãn MPLS và payload lớp 2 trong gói tin speudowire. Control word mang thông tin chung và cụ thể về payload layer 2 bao gồm thông tin về sequence number, padding length và control flag. Nếu C-bit được set là 1 nghĩa là PE cần có control word trong mỗi gói tin speudowire trên đường báo hiệu speudowire đó. Control word được thêm vào bởi ingress PE và được gỡ ra bởi egress PE để xử lý. Ngược lại nếu giá trị C bit được set về 0 thì không cần phải có sự hiện diện của control word trong gói tin pseudowire.
    Control word làm 5 nhiệm vụ chính:
    - Đệm vào những gói tin cho đủ chiều dài cần thiết nếu một gói tin AToM nào đó không đáp ứng được yêu cầu về chiều dài tối thiểu. Ví dụ chiều dài tối thiểu của gói Ethernet phải là 64 byte. Khi egress PE nhận được gói tin có trường C-bit bằng 1, nó sẽ hiểu rằng đã gói những gói khác được đệm vào và vì thế có thể gỡ các gói đệm đó ra trước khi chuyển tiếp gói tin.
    - Chứa các bit điều khiển cho các cờ giao thức lớp 2. Giá trị cờ được sao chép cho control word tùy theo giao thức lớp 2 đó là gì. Đối với ATM, giá trị cờ này là EFCI và CLP. Đối với Frame Relay là BECN, FECN, DE, C/R. Còn đối với HDLC và PPP, không có control bit nào được sao chép nhưng bit phân mảnh có thể được thiết lập.
    - Duy trì thứ tự của các Frame dựa vào tham số sequence number bằng cách phát hiện những gói tin không đúng thứ tự. Gói tin đầu tiên được gửi đi trên đường dây ảo sẽ có số sequence number là 1 và tăng dần 1 đơn vị cho những gói tiếp theo cho đến khi đạt tới giá trị 65635 rồi trở lại giá trị 1. Nếu có gói tin nào không đúng thứ tự bị phát hiện, nó sẽ bị drop và sẽ không có chuyện sắp xếp lại những gói này trên các PE router của Cisco. Cũng trong Cisco IOS, đặc tính này mặc định là disabled.
    - Mang thông tin về payload của MPLS để có thể thực hiện cân bằng tải thích hợp. Để xác định về kiểu payload, Cisco IOS dựa vào 4 bit đầu tiên sau chồng nhãn. Nếu giá trị của 4 bit này là 4, router có thể cho rằng đó MPLS payload là một gói IPv4 vì giá trị của 4 bit đầu một gói IPv4 luôn là 4. Nhưng có trường hợp không phải như vậy. Sự chèn thêm control word và giữa chồng nhãn và MPLS payload bảo đảm rằng giá trị của 4 bit đầu tiên này không phải là 4. Ví dụ như khi 4 bit reserved đều là 0. Bốn bit này luôn luôn có giá trị là 1khi dùng cho dữ liệu MPLS OAM.
    - Giúp thực thi phân mảnh ở ingress PE và tái hợp ở egress PE dựa vào bit B và bit E(2 bit cuối của trường Flag ) kết hợp với sequence number.







    Bảng 2. B và E bit

    Phần sau đây sẽ trình bày về sự đóng gói các payload layer 2 trong AToM pseudowire
    Phạm Minh Tuấn

    Email : phamminhtuan@vnpro.org
    Yahoo : phamminhtuan_vnpro
    -----------------------------------------------------------------------------------------------
    Trung Tâm Tin Học VnPro
    149/1D Ung Văn Khiêm P25 Q.Bình thạnh TPHCM
    Tel : (08) 35124257 (5 lines)
    Fax: (08) 35124314

    Home page: http://www.vnpro.vn
    Support Forum: http://www.vnpro.org
    - Chuyên đào tạo quản trị mạng và hạ tầng Internet
    - Phát hành sách chuyên môn
    - Tư vấn và tuyển dụng nhân sự IT
    - Tư vấn thiết kế và hỗ trợ kỹ thuật hệ thống mạng

    Network channel: http://www.dancisco.com
    Blog: http://www.vnpro.org/blog

    Comment


    • #3
      Đóng gói ATM

      Có 2 kiểu đóng gói ATM được hỗ trợ trong AToM là ATM AAL5 và ATM cell.
      2.4.1.a ATM AAL5 CPSC-SDU :

      Dạng này cần phải có trường control word và yêu cầu phải có phân mảnh và tái hợp trên interface đấu nối PE-CE. Các ATM cell khi được gửi tới một ingress PE từ CE, chúng sẽ được tái hợp vào trong AAL5 CPCS-SDU và sao chép ATM control flag từ cell header vào control word trước khi gửi chúng qua đường đấu nối ảo. Tại egress PE, AAL5 CPCS-SDU được phân mảnh trong các tế bào ATM với những cell header thích hợp . Hình sau mô tả sự đóng gói của AAL5 CPSC-SDU trong speudowire:


      Hình 19. Đóng gói ATM AAL5 CPCS-SDU
      · T-bit: Nếu bằng 1, gói chứa ATM OAM cell. Nếu bằng 0, gói chứa AAL5 CPCS-SDU.
      · E-bit: Lưu giá trị của EFCI bit.
      · C-bit: được set bằng 1 khi CLP bit của bất cứ loại cell ATM nào được set bằng 1.
      · U-bit: báo hiệu có sự vận chuyển Frame Relay từ ingress PE.
      Ø Ví dụ Cấu hình :








      2.4.1.b ATM cell

      Đối với trường hợp này, ATM cell được vận chuyển đi mà không cần có sự tham gia của SAR. Đóng gói ATM cell gồm tùy chọn control word và một hay nhiều ATM cell. Mỗi ATM cell có 4 byte header và 48 byte payload. Hình sau mô tả sự đóng gói của ATM cell trong speudowire:



      Hình 20. Đóng gói ATM cell
      Ø Cấu hình ví dụ:




      Số ATM cell tối đa sẽ được xác định bởi MTU và số lượng ATM cell mà một egress pE sẽ nhận. Điều này sẽ được báo hiệu thông qua tham số interface gọi là “số lượng ATM cell tối đa ” trong Label Mapping Message.
      Phạm Minh Tuấn

      Email : phamminhtuan@vnpro.org
      Yahoo : phamminhtuan_vnpro
      -----------------------------------------------------------------------------------------------
      Trung Tâm Tin Học VnPro
      149/1D Ung Văn Khiêm P25 Q.Bình thạnh TPHCM
      Tel : (08) 35124257 (5 lines)
      Fax: (08) 35124314

      Home page: http://www.vnpro.vn
      Support Forum: http://www.vnpro.org
      - Chuyên đào tạo quản trị mạng và hạ tầng Internet
      - Phát hành sách chuyên môn
      - Tư vấn và tuyển dụng nhân sự IT
      - Tư vấn thiết kế và hỗ trợ kỹ thuật hệ thống mạng

      Network channel: http://www.dancisco.com
      Blog: http://www.vnpro.org/blog

      Comment


      • #4
        Đóng gói Frame-relay, PPP, HDCL, Ethernet

        2.4.2 Đóng gói Frame Relay

        Hình sau mô tả sự đóng gói của Frame Relay payload trong speudowire :


        Hình 21. Đóng gói Frame Relay
        Control word bắt buộc phải có. Nhưng DLCI không bắt buộc phải có mặt trong sự đóng gói Frame Relay vì giá trị DLCI ở 2 đầu AC thường khác nhau. Frame Relay header cũng không cần phải có mặt. Control flags trong Frame Relay header và trong Control word phải giống nhau.
        · B-bit: là giá trị của trường BECN được ingress PE copy từ gói Frame Relay ngõ vào. Giá trị này sẽ được gán vào trường FECN của gói Frame Relay đầu ra trên con egress PE.
        · F-bit: là giá trị của trường FECN được ingress PE copy từ gói Frame Relay ngõ vào. Giá trị này sẽ được gán vào trường FECN của gói Frame Relay đầu ra trên con egress PE.
        · D-bit: là giá trị của trường DE được ingress PE copy từ gói Frame Relay ngõ vào. Giá trị này sẽ được gán vào trường DE của gói Frame Relay đầu ra trên con egress PE.
        · C-bit: là giá trị của trường C/R được ingress PE copy từ gói Frame Relay ngõ vào. Giá trị này sẽ được gán vào trường C/R của gói Frame Relay đầu ra trên con egress PE.
        Ø Có 2 kiểu vận chuyển Frame Relay payload qua đường dây ảo là DLCI-to-DLCI, mỗi VC được vận chuyển trên một đường dây ảo và Port-to-Port, tất cả các VC đều được vận chuyển trên một đường dây ảo.
        Ø Cấu hình ví dụ Port-to-Port








        2.4.3 Đóng gói HDLC

        Đóng gói HDLC là mặc định trên các cổng Serial của Cisco. Sự đóng gói HDLC cho speudowire gồm tùy chọn control word, địa chỉ HDLC, trường điều khiển và giao thức trừ đi cờ HDLC và FCS.
        Ø Ví dụ cấu hình:







        2.4.4 Đóng gói PPP

        Đóng gói PPP cho speudowire gồm tùy chọn control word, PPP frame loại trừ địa chỉ HDLC, FCS và các trường điều khiển trong trường hợp PPP over Ethernet, Frame Relay và ATM AAL5 khi mà interface của egress PE nối với CE không sử dụng HDLC-like framing. Các trường hợp còn lại, địa chỉ HDLC và các trường điều khiển được thêm trở lại vào gói PPP.
        Ø Cấu hình ví dụ:



        2.4.5 Đóng gói Ethernet

        Đóng gói Ethernet speudowire gồm tùy chọn control word, payload Ethernet loại trừ trường preamble và FCS ở ingress PE trước khi nó được gửi qua dây nối ảo. Ở egress PE, các trường đó được tái tạo trở lại.
        Trong trường hợp của Ethernet, AC có thể là một Ethernet port hoặc một 802.1q VLAN ứng với kiểu Pseudowire type 5 và type 4 trong Pseudowire ID FEC. Trong VLAN mode (Tagged mode), một VLAN header (VLAN tag) có thể có ý nghĩa là để phân biệt các loại dịch vụ cung cấp cho các khách hàng khác nhau, phải có mặt trong trong gói tin. Trong mode Port (Raw mode), VLAN header này có thể có hoặc không cần có mặt trong gói tin và dù cho ở trường hợp nào thì PE cũng sẽ không quan tâm đến nó và các frame được chuyển đi một cách trong suốt, cho phép một trunk Ethernet hoàn chỉnh được truyền qua một dây nối ảo.
        Ø Định dạng gói tin ở mode Port:


        Ø Định dạng gói tin ở mode VLAN


        · TPID: được set giá trị 0x8100 để báo hiệu kiểu giao thức 802.1q
        · TCI : gồm 3 bit Priority dùng để ưu tiên Ethernet frame dùng trong QoS; 1 bit CFI xác định địa chỉ MAC có thuộc dạng canonical hay không; 12 bit VID là VLAN identifier.
        Ø Cấu hình ví dụ cho một Ethernet đơn giản


        Phạm Minh Tuấn

        Email : phamminhtuan@vnpro.org
        Yahoo : phamminhtuan_vnpro
        -----------------------------------------------------------------------------------------------
        Trung Tâm Tin Học VnPro
        149/1D Ung Văn Khiêm P25 Q.Bình thạnh TPHCM
        Tel : (08) 35124257 (5 lines)
        Fax: (08) 35124314

        Home page: http://www.vnpro.vn
        Support Forum: http://www.vnpro.org
        - Chuyên đào tạo quản trị mạng và hạ tầng Internet
        - Phát hành sách chuyên môn
        - Tư vấn và tuyển dụng nhân sự IT
        - Tư vấn thiết kế và hỗ trợ kỹ thuật hệ thống mạng

        Network channel: http://www.dancisco.com
        Blog: http://www.vnpro.org/blog

        Comment

        • Working...
          X