• If this is your first visit, be sure to check out the FAQ by clicking the link above. You may have to register before you can post: click the register link above to proceed. To start viewing messages, select the forum that you want to visit from the selection below.
Xin chào ! Nếu đây là lần đầu tiên bạn đến với diễn đàn, xin vui lòng danh ra một phút bấm vào đây để đăng kí và tham gia thảo luận cùng VnPro.

Announcement

Collapse
No announcement yet.

Các nguyên nhân ảnh hưởng tới tốc độ ADSL

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Các nguyên nhân ảnh hưởng tới tốc độ ADSL

    Mình thấy có khá nhiều bài viết trên các forum xoay quanh việc so sánh chất lượng giữa 3 ISP lớn của VN : VNPT (VNN or VDC); FPT và VIETTEL

    Người nói thế nọ, kẻ bảo thế kia...Theo kinh nghiệm bản thân thì mình rút ra mấy điểm sau, mong anh em bổ xung

    1/ Cùng 1 gói dịch vụ của 1 ISP tốc độ nhanh chậm khác nhau tùy vào hạ tầng mạng từng vùng ( thiết bị có cái cũ cái mới, khu nào nhiều thuê bao thì fải nghẽn rồi ....). Cũng nghe nói FPT còn có policy về tốc độ cho từng khu vực theo thời gian ( vd khu này 10 ngày đầu tháng thì nhanh, rồi đến lượt khu khác, cái này chỉ nghe nói, k sure)

    2/ Khi nào nếu cảm thấy tốc độ chậm quá so với đăng ký thì thử vào modem check xem cái data rate của nó có >= tốc độ khi đăng ký k (để còn alo thông báo tình trạng cho hỗ trợ kỹ thuật của ISP)



    ( VD như modem của mình thì tốc độ down sẽ k bao jờ > 4 Mbit/s)

    3/ Xem xét đường truyền về modem có ngon k
    - Dùng của VNPT thì hay dùng chung với dây đt, nếu dây bị nối nhiều, bộ Splitter dùng lâu ngày, đặt ở chỗ ẩm thấp cũng ảnh hưởng nhiều đến tốc độ. Giải pháp: gọi 119 đề nghị thay dây đt, mà muốn chắc thì bỏ 100 or 150k j đó, nó thay cho dây riêng luôn, k cắm chung đt nữa (vẫn giữ tín hiệu ADSL cho đến khi có dây mới kéo đến)
    - Chú ý dây đt or dây ADSL riêng nếu k cần thiết thì chỉ để độ dài vừa đủ dùng thôi, tránh để thừa 1 quận vài chục met rôi quấn vào nhau gây nhiễu tín hiệu (Cái này thì mình đã bị, vừa đổi sang dây riêng xong, ai ngờ tốc độ còn chậm hơn cả dùng chung, mãi sau bên bưu điện nó cắt đi thì nhanh ầm ầm)
    - Mình mới chỉ dùng mạng VNPT thấy tốc độ rất ổn định, gói Mega-Easy (1 Mbps) down lúc nào cũng đc tầm 150 - 170 KByte/s, tính ra cũng hơn 1 Mbit/s. Ai dùng VNPT thì zô http://speed.ptic.com.vn/ để test tốc độ.

    Còn giá cả và khuyến mãi thì fix hết rồi, khỏi bàn

    FPT và VIETTEL mình chưa dùng nên k bit thế nào, các bác cho ý kiến
    Last edited by Guest; 09-12-2008, 03:19 PM.

  • #2
    Tôi làm KT trong FPT làm gì có chuyện tốc độ cho từng khu vực theo thời gian. Tốc độ của FPT tại một thời điểm chậm ko đúng cam kết có 1 số nguyên nhân sau: 1, Dây tín hiệu bị đứt xong nối lại, để quá lâu ngày bị ảnh hưởng, nếu kiểm tra ko đủ báo lên hệ trung tâm trong vòng 24h thay dây luôn. 2/ bị nhảy profile: hiện tượng này sảy ra khi POP bị sự cố (Mất điện trong thời gian dài..) Sau khi boot lại một số hợp đồng bị nhảy mặc định về 3M, ông nào megaStyle thì lợi,gói you thì vẫn thế,gói Me hơi thiêt chut, nhưng nếu có thì cùng lắm là trong hai ngày bọn tui quét và up lên hết. Nói chung là khách hàng ít khi bị thiệt lắm thi thoảng có vài khách hàng. ko phải tôi làm cho FPT mà nói tốt cho FPT đâu các bác cứ dùng các mạng khác rồi dùng FPT xem ko muốn cắt đâu nhất là đánh game, trên 90% quán game ở HN dùng FPT, còn các công ty lớn dùng cáp quang FPT hết. Sinh viên và hộ gia đình cũng dùng rất nhiều. Nhất là sinh viên, thủ tục đơn giản, tốc độ cao (có thể khuyến mãi ko bằng nhà cung cấp khác). Nói chung các bác có dùng FPT gặp vấn đề gì mail cho em, hoặc gặp phòng KT ok hết.

    Comment


    • #3
      Originally posted by thongld View Post
      Tôi làm KT trong FPT làm gì có chuyện tốc độ cho từng khu vực theo thời gian. Tốc độ của FPT tại một thời điểm chậm ko đúng cam kết có 1 số nguyên nhân sau: 1, Dây tín hiệu bị đứt xong nối lại, để quá lâu ngày bị ảnh hưởng, nếu kiểm tra ko đủ báo lên hệ trung tâm trong vòng 24h thay dây luôn. 2/ bị nhảy profile: hiện tượng này sảy ra khi POP bị sự cố (Mất điện trong thời gian dài..) Sau khi boot lại một số hợp đồng bị nhảy mặc định về 3M, ông nào megaStyle thì lợi,gói you thì vẫn thế,gói Me hơi thiêt chut, nhưng nếu có thì cùng lắm là trong hai ngày bọn tui quét và up lên hết. Nói chung là khách hàng ít khi bị thiệt lắm thi thoảng có vài khách hàng. ko phải tôi làm cho FPT mà nói tốt cho FPT đâu các bác cứ dùng các mạng khác rồi dùng FPT xem ko muốn cắt đâu nhất là đánh game, trên 90% quán game ở HN dùng FPT, còn các công ty lớn dùng cáp quang FPT hết. Sinh viên và hộ gia đình cũng dùng rất nhiều. Nhất là sinh viên, thủ tục đơn giản, tốc độ cao (có thể khuyến mãi ko bằng nhà cung cấp khác). Nói chung các bác có dùng FPT gặp vấn đề gì mail cho em, hoặc gặp phòng KT ok hết.
      bạn ở HN chứ HCM thì CMT nhờ bạn giúp cho thằng bạn thân, nó có phòng game , chuyển từ ADSL qia cáp quang, giờ ngày nào anh em nó cũng kêu ka, nào chập chờn, chậm , nhiều tiền hơn và gọi không support ...
      nói chung là internet vn mình thì isp nào cũng kém cả, cmt dùng viettel ở nhà, thực tình mà nói đôi khi cũng chậm , nhưng được cái chẳng mấy khi không kết nối được như FPT (công ty dùng Megaoffice nha 3trieu/thang) , và viettel thì con misa nó cắn đứt cáp hoặc thằng em cmt chặt cây làm đứt dây gọi support xuống thì có hôm mưa thấy cũng xuống và tự động nối cáp dùm và gọi dd báo xong về.
      còn FPT ư, mỗi khi gọi ghét nhất câu : anh đọc số hợp đồng internet của công ty anh .. trời cty bộ đâu phải hợp đồng có 1 cái để sẳn đó, miễn là dùng FPT thì có ai mà không phải ký hợp đồng, và nếu không trả cướt thì cắt luôn chứ có cho dùng bao giờ. ở SG CMT gọi support FPT mỗi chú Diễn là nói chuyện còn services còn lại toàn thiên lôi âm binh, nói chuyện với khách hàng còn hơn là hải quan hay chi cục thuế hay mấy chú cảnh sát giao thông .
      Đánh giá của CMT cho 3 nhà cung cấp ADSL lớn thì Viettel = 7 điểm , còn FPT = 3.5 Điểm , VNN = 3.5 điểm .
      Nói chung CTY CMT (kể cả xếp người UK nhá) nghe đến FPT là lắc đầu rồi, ai ai cũng kêu ca phàn nàn FPT, CMT mua cái Laptop HP của 1 ng bạn, máy có tem của FPT bị hư Adaptor đem lên FPT bảo hành, FPT scan mã vạch xong bảo : không có trong dữ liệu của cty em chỉ anh qua HP bảo hành, mình đem máy qua HP và HP bảo hành đổi mình adaptor khác, và kèm theo 1 câu : máy của anh còn bảo hành đến 26 tháng 7 tại FPT đó.
      => làm sao mà tin FPT nổi bây giờ.
      (FPT người ta dùng nhiều vì PR khá mạnh, nhất là khâu gọi dt thoại khủng bố mời đăng ký)
      Last edited by camaptrang; 20-01-2009, 04:03 AM.

      Hướng dẫn cài đặt cấu hình Data Loss Prevention - MyQLP Appliance (Open Source)


      Hướng dẫn cài đặt và cấu hình Mdeamon 12.x

      Hướng dẫn cài đặt cấu hình ISA 2006 và Exchange 2003 - Mô hình Front-End Back-End

      Cài đặt và cấu hình Cacti - Giám Sát và Quản Lý Hệ Thống Mạng

      Hướng dẫn cài đặt cấu hình Retrospect Backup Server

      Cài đặt và cấu hình phần mềm FSA Audit Files Server

      CAMAPTRANG
      http://www.asterisk.vn

      Comment


      • #4
        Originally posted by camaptrang View Post
        ...
        Nói chung CTY CMT (kể cả xếp người UK nhá) nghe đến FPT là lắc đầu rồi, ai ai cũng kêu ca phàn nàn FPT, CMT mua cái Laptop HP của 1 ng bạn, máy có tem của FPT bị hư Adaptor đem lên FPT bảo hành, FPT scan mã vạch xong bảo : không có trong dữ liệu của cty em chỉ anh qua HP bảo hành, mình đem máy qua HP và HP bảo hành đổi mình adaptor khác, và kèm theo 1 câu : máy của anh còn bảo hành đến 26 tháng 7 tại FPT đó.
        => làm sao mà tin FPT nổi bây giờ.
        (FPT người ta dùng nhiều vì PR khá mạnh, nhất là khâu gọi dt thoại khủng bố mời đăng ký)
        ko biết là ai dán tem của chúng nó vào máy của bạn bác :)) hehe

        bán hàng chuối thật, em thì từ trước ko mua hàng j` của FPT, chỉ dùng e^i di ets el :), nhưng cùi quá (download international chậm kinh), nên cũng cut và move qua VNN... bọn VNN dù là doanh nghiệp mang tính nhà nước, hơi nhiêu khê một chút nhưng dù sao vẫn là đại gia hàng đầu về viễn thông ở VN vời băng thông hiện tại đã là 31.5Gb, giờ nó lại có thêm Vinasat - 1, vài năm nữa có cái Vinasat - 2 (nghe nói là 4 hay 5 năm nữa) thì chắc chả bao giờ đứt mạng trong mọi hoàn cảnh (ít nhất vẫn có thể duyệt web và check mail )khi gặp sự cố đứt hết cáp quang :)
        no car...no house...no money, but have only a sharing and friendly heart. What's the most important thing in this life "Heart or Money ?". Anything else can stead money ?

        :32::53::X:106:

        Nothing last forever...

        Comment


        • #5
          FPT khi lắp đặt ban đầu thì gọi đến lắp đặt ngay, nhưng khi xử lý sự cố thì quên đi.
          Giữa VNN và Vietel thì VNN doanh nghiệp nhà nước còn đõ quan lêu hơn Quân đội

          Theo tôi biết DSLAM của FPT toàn dùng ZyXel gì đấy chẳng tên tuổi mà họ còn thuê lại đường International và liên tỉnh của VNPT.

          Comment


          • #6
            Originally posted by buratino01 View Post
            2/ Khi nào nếu cảm thấy tốc độ chậm quá so với đăng ký thì thử vào modem check xem cái data rate của nó có >= tốc độ khi đăng ký k (để còn alo thông báo tình trạng cho hỗ trợ kỹ thuật của ISP)
            Có nhiều vị trí dùng để giới hạn tốc độ của KH, tại đầu KH không thể biết được :
            1. Giới hạn tại thiết bị đấu nối trực tiếp với modem của KH, gọi là DSLAM: Cách này ISP đặt giới hạn trên từng port cụ thể, mỗi KH khi xem trên modem sẽ thấy tốc độ khác nhau.
            2. Giới hạn tại thiết bị quản lý session (username) của mỗi khách hàng, gọi là BRAS (nó là PPPoE server, còn modem là PPPoE client) : Cách này là BRAS giới hạn trên từng account KH, còn trên port DSLAM thì mở hết cỡ. KH sẽ luôn thấy trên modem mình là 4M, 5M mặc dù đăng ký mua gói 1M nhưng thực ra KH sẽ bị hạn chế ở đầu trên (đánh lừa KH tưởng ISP nó khai báo lộn).
            3. Giới hạn tại thiết bị ra quốc tế : đó là thiết bị sẽ cung cấp 1 lượng bandwidth cố định cho mỗi gói giá, tất cả các KH có cùng gói giá sẽ share chung 1 class BW và ISP điều chỉnh tốc độ quốc tế của từng gói bằng cách canh chỉnh BW cho từng gói dựa trên tổng số KH, chứ không apply cho từng KH lẻ.

            Tóm lại nhìn con số trên cái modem không nói lên điều gì. Con số đó càng bằng với gói giá càng tốt, vd bạn thuê gói 2M thì nhìn thấy 2M sẽ tốt hơn 4M.
            Datarate càng cao càng dễ sinh ra lỗi, ví dụ nếu khoảng cách dây đến nhà bạn là 2km thì rate 4M sẽ luôn chạy chậm hơn 2M, vì nó lỗi nhiều hơn.

            Comment


            • #7
              Originally posted by invalid-password View Post
              Có nhiều vị trí dùng để giới hạn tốc độ của KH, tại đầu KH không thể biết được :
              1. Giới hạn tại thiết bị đấu nối trực tiếp với modem của KH, gọi là DSLAM: Cách này ISP đặt giới hạn trên từng port cụ thể, mỗi KH khi xem trên modem sẽ thấy tốc độ khác nhau.
              2. Giới hạn tại thiết bị quản lý session (username) của mỗi khách hàng, gọi là BRAS (nó là PPPoE server, còn modem là PPPoE client) : Cách này là BRAS giới hạn trên từng account KH, còn trên port DSLAM thì mở hết cỡ. KH sẽ luôn thấy trên modem mình là 4M, 5M mặc dù đăng ký mua gói 1M nhưng thực ra KH sẽ bị hạn chế ở đầu trên (đánh lừa KH tưởng ISP nó khai báo lộn).
              3. Giới hạn tại thiết bị ra quốc tế : đó là thiết bị sẽ cung cấp 1 lượng bandwidth cố định cho mỗi gói giá, tất cả các KH có cùng gói giá sẽ share chung 1 class BW và ISP điều chỉnh tốc độ quốc tế của từng gói bằng cách canh chỉnh BW cho từng gói dựa trên tổng số KH, chứ không apply cho từng KH lẻ.

              Tóm lại nhìn con số trên cái modem không nói lên điều gì. Con số đó càng bằng với gói giá càng tốt, vd bạn thuê gói 2M thì nhìn thấy 2M sẽ tốt hơn 4M.
              Datarate càng cao càng dễ sinh ra lỗi, ví dụ nếu khoảng cách dây đến nhà bạn là 2km thì rate 4M sẽ luôn chạy chậm hơn 2M, vì nó lỗi nhiều hơn.

              Những điều bạn nói chung là rất đúng, nhưng có 1 chút không logic:
              - Có nhiều vị trí dùng để giới hạn tốc độ của KH -----> OK
              - 1. Giới hạn tại thiết bị đấu nối trực tiếp với modem của KH, gọi là DSLAM:-----> OK
              Từ 2 cái này mà bạn lại đưa ra kết luận:
              - Tóm lại nhìn con số trên cái modem không nói lên điều gì.----> Not OK
              Nếu đường vật lý k tốt, đký gói 2M mà datarate trong modem chỉ nhận đc 1M thì BRAS có set lên 1tỷ M bạn cũng k down quá 1 M đc

              Comment


              • #8
                Ha ha đó là ông nói ở HCM. Tôi ở HN này cũng thế mạng FPT lởm thật. Kêu chậm cả tháng trời bên FPT cho 1 chú kỹ thuật đến đo đạc gì đó, ngắt hết mạng của chúng tôi ra cho treo 1 tiếng để cắm PC ông vào đo. Sau 1 tiếng bảo em biết tình trạng rồi em về mạng vẫn chậm như thường. Bó chiếu

                Comment


                • #9
                  Originally posted by buratino01 View Post
                  Những điều bạn nói chung là rất đúng, nhưng có 1 chút không logic:
                  - Có nhiều vị trí dùng để giới hạn tốc độ của KH -----> OK
                  - 1. Giới hạn tại thiết bị đấu nối trực tiếp với m odem của KH, gọi là DSLAM:-----> OK
                  Từ 2 cái này mà bạn lại đưa ra kết luận:
                  - Tóm lại nhìn con số trên cái modem không nói lên điều gì.----> Not OK
                  Nếu đường vật lý k tốt, đký gói 2M mà datarate trong modem chỉ nhận đc 1M thì BRAS có set lên 1tỷ M bạn cũng k down quá 1 M đc
                  BRAS chỉ quản lý user và tính cước cho user, băng thông cho user ko do BRAS set mà set trên DSLAM, tuy nhiên đó cũng chỉ là lý thuyết thôi (thực tế đó là tốc độ từ nhà KH đến DSLAM), ko phải là băng thông dành cho các dịch vụ, còn tùy thuộc số lượng KH trên DSLAM (hoặc toàn bộ KH trên các DSLAM)

                  KH (modem) --> (DSLAMs --- Switch L2 : access layers)-----> Switch L3 (distribution layer) ---> BRAS + DHCP + other servers --> Router (core) ---> (other ISPs) or Internet

                  các DSLAM tạo thành các ring, chia sẻ cùng băng thông của mạng trục (kết nối giữa các distribution (băng thông trong nước) hoặc core layer (băng thông quốc tế ), rất nhiều luồng dữ liệu trong đó : FTTH, IPTV, Vod, multicast, Voip... ko riêng gì ADSL. Do vậy nếu số lượng KH càng nhiều (đặc biệt là KH IPTV, Vod càng lớn) => dẫn đến tình trạng băng thông chia sẻ trên mạng trục (băng thông quốc tế, hay thậm chi băng thông trong nươc) ko đáp ứng cho số lựong lớn KH như vậy ==> các hiện tượng xem IPTV, vod bị dừng hình, giật (do sự thay đổi cấu trúc mạng, hay do nghẽn mạng, hoặc ko có đủ băng thông hay do chính hạ tầng mạng kém) hay KH ADSL (kể cả FTTH) bị down chậm là khó tránh được. Tính đủ băng thông cho KH là rất khó vì lượng KH tăng ngày càng nhiều

                  có vài nhận xét về mây cái service của ISP ở VN:
                  + Voip : gọi vẫn còn bị trể, lag rè, hồi trước mới nghe lag game, giờ còn lag cả âm thanh :))
                  + ADSL : Auto Disconnect and Super Lag : down chậm, ko biêt đứt lúc nào, ko biết có lúc nào
                  + IPTV - Vod : dừng , giật, lag, ầm thanh đi trước... hình bước theo sau... xem chỉ muốn đập TV, đang xem thì ngủ được gần 1 phút rồi lại xem tiếp, nhiều khi hok chuyển kênh khác được (chuyển kênh thì treo setopbox =)) ), làm cái truyền hình cáp hay DTH cho nó lành (recommended choice :D)
                  + FTTH : down quốc tế ở VN ko hơn nhiều so với ADSL (tùy ISP nào có băng thông quốc tế lớn thì khá tốt)
                  no car...no house...no money, but have only a sharing and friendly heart. What's the most important thing in this life "Heart or Money ?". Anything else can stead money ?

                  :32::53::X:106:

                  Nothing last forever...

                  Comment


                  • #10
                    Chú FPT ở HCM cũng hài vãi, khi công ty tôi có sự cố về mạng, chậm kinh khủng, gọi ời ời trong 1 tuần thì FPT cũng cử 1 chú KT qua. Sau khi test mạng thấy chậm, chú liền lập tức reset modem, sau đó ngắt toàn bộ mạng ra rồi dùng mỗi cái máy của chú cắm vào duyệt vài trang trong nước (Vnexpress, dantri) sau đó kết luận xanh rờn mạng của anh chạy nhanh lắm nhưng chỉ dùng 1 máy tính thì mới nhanh, còn dùng 20 máy thì chậm là đúng rồi (Móa ơi, tui thuê bao cáp quang 8M, mỗi tháng mấy triệu mà ku này xúi dại dùng cho 1 máy là đảm bảo tốc độ, sếp biết được chắc cắt cổ tui). Sau đó về thẳng luôn, mạng vẫn chậm như cũ, sếp điên tiết kêu cắt chuyển sang Viettel, thấy chạy ổn định từ đó đến giờ mà tiền vận thế, đúng là chán.

                    Comment


                    • #11
                      Toàn nói chuyện tình cảm thôi. Kỹ thuật nói chung thì nên hiểu tại sao các nhà cung cấp lại có tốc độ nhau, xét riêng về kỹ thuật thôi. Vì các yếu tố như support tận tình hay ăn nói dịu dàng đối với kỹ thuật ko phải là quan trọng lắm.

                      Để xét yếu tố nào ảnh hưởng đến tốc độ ADSL tại nhà/cơ quan mình, có thể kể ra mấy điểm chính:
                      1- Kết nối dây từ DSLAM về đến nhà mình, tức là Last-mile connection có ổn không.
                      Về cái này, thường thì tốc độ được set theo thuê bao, 3M là đúng 3M. Tuy nhiên một số yếu tố khác như nhiễu (đọc cái tỉ lệ SNR - Signal to noise rate, tín hiệu trên nhiễu), càng to càng tốt. Nếu như nhà bạn có tỉ lệ thấp, packet truyền bị lỗi nhiều, khiến phải truyền lại nhiều thì chậm. Nguyên nhân thì có thể dây có vấn đề, hoặc là do mối nối, hoặc chất lượng. Cố gắng nối dây trong nhà mình bằng cách hàn (thiếc/chì) luôn, chỉ đến outlet mới là cắm. Outlet mua loại xịn, điểm tiếp xúc mạ đồng (hay vàng bạc gì đó), dây nối từ outlet modem lên modem ngon.
                      Theo tớ quan sát, thì SNR khoảng 20 db trở lên là khá ổn, nếu đạt được 25 db thì ổn lắm. Thông số này trong modem nó có.
                      Theo như quan sát, thì mỗi tụi FPT đi lắp mới cho KH, chúng nó ghi lại thông số này, chắc phải báo cáo lãnh đạo về chất lượng kéo dây.
                      Thứ đến là modem, nếu hãng nó ngon 1 chút thì sẽ có tỉ lệ đó tốt, hoặc chịu được lỗi khá hơn khi tỉ lệ đó thấp. Theo kinh nghiệm đã xài hàng chục loại modem, D-Link là trâu bò nhất, kế đến là Zoom, Zyxel. Mấy cái Siemens hay nhất là Linksys, tín hiệu rất kém.
                      Nếu bạn dùng cáp quang FTTH thì cái khoản này không phải lo.

                      2. Phụ thuộc nhà cung cấp, chính sách và hệ thống mạng của nó.
                      Theo tớ đánh giá, nếu chat chit, hay mail, tải file từ quốc tế thì VDC nổi trội hơn cả. Nhưng VDC tại HN (Bưu điện HN), rất dở cái DNS và cái caching proxy, nhiều lúc không vào web nổi. Tuy nhiên VDC tại nhiều khu vực HN, đường Last-mile do dùng với đường điện thoại cũ nhiều, nên chất lượng rất tồi (do dây đồng ADSL như 2+ trở lên có tiêu chuẩn cao hơn telephone).
                      FPT, theo tớ duyệt web là khá nhất, vì con caching bọn nó làm ngon, ko ì ạch của VDC (VDC nếu tải FTP cực nhanh, nhưng dùng web đôi khi cực lởm chính vì cái con caching này). Tuy nhiên FPT là thằng có chế độ quản trị băng thông nghiệt ngã nhất. Do uplink quốc tế nó nhỏ, tính toán hiệu quả kinh tế, nên nó phân mức ưu tiên băng thông rất sòng phẳng, ít tiền đừng mong nhanh. Cũng chính vì tiết kiệm tiền nên support của FPT nhiều lúc cũng phát điên, nó thuê ít nhân lực, chỉ nếu mình thông cảm và hiểu công việc thì sẽ đỡ, còn ko thì chịu. FPT có ưu điểm là nếu xài website trong nước cũng của FPT thì tốc độ rất tốt, hơn VDC và Viettel nhiều, do FPT là nhà cung cấp ADSL 2+, last-mile nó tốc độ cao hơn thằng khác (vì còn để cho IPTV hay iVoice nữa). Đừng mong tải file nhanh với FPT khi site ở nước ngoài, vì ADSL là share băng thông với nhau, nó bán cho bọn gói VIP hơn nên cái chỗ để share nhỏ.
                      Việttel thì trung bình, mọi khía cạnh, nhưng đường last-mime của Viettel các gói cước tốc độ đều thấp, do đó trong nước, ngoài nước đều gần như nhau. Được cái thiết bị của Viettel tại các thành phố lớn hiện nay đều là loại xịn, không chơi Huawei như mới ra, nên khá ổn định. Nước sông công lính, nên tụi nó kéo dây cũng ngon hơn FPT, sửa chữa đường dây cũng nhanh hơn.

                      3. ADSL Modem/router: đây là yếu tố rất quan trọng, nhất là nếu share 1 kênh ADSL cho công ty. Mọi người thường quên nó mà cứ đổ lỗi cho nhà cung cấp.
                      Đa số các con modem thường đóng vai trò làm router/NAT luôn. Cho nên tuỳ loại, nó limit 1 số lượng nhất định session TCP/UDP mở cùng lúc (theo RAM của modem, nhiều thì 24M, ít thì chỉ có 12M thôi) và khả năng xử lý (tức là CPU) nhất định. Tốc độ chia sẻ nó phụ thuộc con này cực kỳ nhiều.
                      Thường thì các con modem ngon bán trên thị trường chỉ có khả năng mở tối đa 4000-5000 session cùng lúc. Có con thấp hơn như 1 loại Siemens có khi chỉ 1000, Zỹxel chắc tầm 3000... D-Link thì tuỳ loại, đời cũ có khi được 5000, chứ đời mới chỉ 3000. Zoom cũng được 5000. Mỗi modem lại tuỳ theo, nếu có con như con Zyxel, limit là 3000 nhưng đến 2000 CPU nó bắt đầu quá tải, chậm đi thấy rõ, CPU (của con modem, nếu bạn telnet và chọn phần monitor nó) chạy 100%.
                      2000 session là đủ đối với gia đình có 4 máy tính, giả thiết mỗi máy mở: trình duyệt, chiếm khoảng 50 session nếu mở 5-6 tab, Yahoo 2-4, trình download bittorrent, cũng gần trăm và kinh nhất là Skype, hàng trăm. Game online thì nó thường chiếm ít, khoảng < 10 thôi.
                      Nhưng ở công ty, thì khác, 20 máy tính, nếu duyệt web + YM thì ko sao, chứ khoảng 10 bác chạy Skype thì xong đời con modem. (cứ giả sử con modem được 4000, mỗi máy tính chia ra là được 200 thôi, nhưng nếu đạt đến ngưỡng thì con modem nó sẽ ì ạch). Đây chính là nguyên nhân khi test đường truyền với 1 máy tính thì ok, nhưng 20 cái chạy thấy ì ạch. Ai đã từng dính virus rồi sẽ thấy modem của mình lúc đó đèn nháy xanh lè, đơ hết cả ra, vì có nhiều con virus nó tạo ra đến hàng ngàn session cùng lúc.
                      Để khắc phục, chỉ có cách mua con router/firewall riêng hoặc modem xịn hơn, có khả năng chịu được 10K session. Các công ty lớn, họ không dùng modem làm thiết bị chia sẻ, chỉ chạy ở layer 2 (bridge mode), thiết bị chia sẻ đắt tiền có khả năng chịu đến 50-100K session, do đó, không bị hạn chế sesion.
                      Điều này cũng chính là cái mọi người nhìn nhận FPT chậm, vì modem khuyến mại của FPT như Zỹxel, rẻ tiền lắm, chỉ có 12M RAM, khả năng chỉ 2000 session cùng lúc.
                      Bạn có thể dùng Linux làm cái con firewall chia sẻ (và kết nối PPPoE này), đảm bảo chịu được đến 100K session (nghĩa là 500 người sử dụng cũng ko hết).

                      4. Cuối cùng là thời điểm sử dụng: vì mạng nó cũng như hệ thống giao thông, sẽ có giờ bận giờ rảnh. vào giờ bận, năng lực của mạng có thể đạt tới 90%. Lúc đó sẽ chậm là chắc.
                      Theo tin nội bộ tớ được biết, với doanh nghiệp dùng vào giờ hành chính, mạng FPT giờ hành chính hiện nay chỉ khoảng 70% tải, trong khi đó VDC nó cao hơn, 80%, Viettel thì không biết.
                      FPT quá tải khi tối và đêm đến: 90-95%, do chơi game nhiều (có 1 thực tế không phủ nhận được là FPT có khách hàng là quán game/hoặc game thủ rất nhiều). Chỉ đến khoảng 3h sáng đến 6h sáng hệ thống mới xuống 30%, lúc này là lúc thích hợp để download nhất vì nó thường được full speed (nhưng hiềm một nỗi, lúc này bên US nó lại là ban ngày, nên down từ đó cũng ... ko phải là cao).
                      VDC thì đêm thấp hơn ban ngày, khoảng 60-70%, và đến 2h thì giảm xuống rất nhiều, chỉ cón 20%. KH của VDC chủ yếu là doanh nghiệp, và đặc biệt là kênh thuê riêng + mạng của các tỉnh lẻ cũng dùng ban ngày nhiều hơn ban đêm.

                      Kết luận:
                      Cá nhân tôi, tôi hay sử dụng FPT hơn cả. Do đặc tính của cơ quan là hay đọc báo chí online + chứng khoán + email (chiếm tới 70% tổng dung lượng sử dụng giờ hành chính), nên ban ngày ít chịu sự chậm chạp của FPT (ban ngày down có khi chỉ 50-60KB/s cho 1 site ở Mỹ đã là nhanh rồi).
                      Tôi có tải, nhất là các update, nhưng biết cách down đúng thời điểm. Một hệ thống được lập lịch để tải backup file (từ web server của công ty cũng đặt tại FPT) vào tối 8h, và các download khác start từ 1h đêm đến 7h sáng thì tự stop. Tốc độ lúc này nhanh hơn bất cứ thằng nào khác. Đơn giản vì last-mile của FPT lúc đó là 4Mbit, so với 2Mbít của VDC và 2 Mbit của Viettel, giá tiền như nhau. Sau khi up lên FTTH (2 kênh, 1 của VDC và 1 của FPT) thì kênh FPT vẫn nhanh hơn.
                      Tại nhà, cũng là FPT, do tôi xài IPTV, nên đường last-mile rất nhanh, tới 6M. Ban đêm tải thì khỏi phải nói. Còn ban ngày thì hoặc là không sử dụng, hoặc là VPN lên cơ quan (cũng FPT) tốc độ rất phê.

                      Bạn hãy dựa vào đặc tính sử dụng của cơ quan/nhà bạn mà chọn cho phù hợp. Nhưng nên có trên 2 nhà cung cấp 1 lúc nếu khả năng cơ quan bạn có thể.
                      Nếu là quán Game thì tốt nhất là 3 kênh cáp quang tới cả 3 thằng, bởi đơn giản chơi game hosting bởi thằng nào thì đường truyền của thằng đó lợi nhất. Ví dụ Game FPT thì đg FPT sẽ ít lag nhất (ping 1ms khi xài cáp quang đấy). Tất nhiên các bạn cần biết định tuyến cho đúng, đừng load balance nếu đích đến là IP trong nước.
                      Còn nếu bạn dùng ở nhà, tuỳ theo tính chất: chat chit + voip nhiều thì VDC tốt, web nhiều thì FPT, down nhiều (bittorrent chẳng hạn) thì tuỳ thời điểm sử dụng, ban ngày nhiều hơn thì chọn VDC, ban đêm down nhiều thì chọn FPT. Viettel là lựa chọn tốn ít tiền nhất, nếu nhu cầu sử dụng không cao (chat 1 ít, web 1 ít và thi thoảng down vài thứ không quá to).
                      Last edited by myquartz; 13-11-2009, 11:31 PM.

                      Comment


                      • #12
                        Originally posted by trainingit View Post
                        BRAS chỉ quản lý user và tính cước cho user, băng thông cho user ko do BRAS set mà set trên DSLAM, tuy nhiên đó cũng chỉ là lý thuyết thôi (thực tế đó là tốc độ từ nhà KH đến DSLAM), ko phải là băng thông dành cho các dịch vụ, còn tùy thuộc số lượng KH trên DSLAM (hoặc toàn bộ KH trên các DSLAM)

                        KH (modem) --> (DSLAMs --- Switch L2 : access layers)-----> Switch L3 (distribution layer) ---> BRAS + DHCP + other servers --> Router (core) ---> (other ISPs) or Internet

                        các DSLAM tạo thành các ring, chia sẻ cùng băng thông của mạng trục (kết nối giữa các distribution (băng thông trong nước) hoặc core layer (băng thông quốc tế ), rất nhiều luồng dữ liệu trong đó : FTTH, IPTV, Vod, multicast, Voip... ko riêng gì ADSL. Do vậy nếu số lượng KH càng nhiều (đặc biệt là KH IPTV, Vod càng lớn) => dẫn đến tình trạng băng thông chia sẻ trên mạng trục (băng thông quốc tế, hay thậm chi băng thông trong nươc) ko đáp ứng cho số lựong lớn KH như vậy ==> các hiện tượng xem IPTV, vod bị dừng hình, giật (do sự thay đổi cấu trúc mạng, hay do nghẽn mạng, hoặc ko có đủ băng thông hay do chính hạ tầng mạng kém) hay KH ADSL (kể cả FTTH) bị down chậm là khó tránh được. Tính đủ băng thông cho KH là rất khó vì lượng KH tăng ngày càng nhiều

                        có vài nhận xét về mây cái service của ISP ở VN:
                        + Voip : gọi vẫn còn bị trể, lag rè, hồi trước mới nghe lag game, giờ còn lag cả âm thanh :))
                        + ADSL : Auto Disconnect and Super Lag : down chậm, ko biêt đứt lúc nào, ko biết có lúc nào
                        + IPTV - Vod : dừng , giật, lag, ầm thanh đi trước... hình bước theo sau... xem chỉ muốn đập TV, đang xem thì ngủ được gần 1 phút rồi lại xem tiếp, nhiều khi hok chuyển kênh khác được (chuyển kênh thì treo setopbox =)) ), làm cái truyền hình cáp hay DTH cho nó lành (recommended choice :D)
                        + FTTH : down quốc tế ở VN ko hơn nhiều so với ADSL (tùy ISP nào có băng thông quốc tế lớn thì khá tốt)
                        Bác có cái nói chưa chính xác roài!
                        - Tốc độ tại modem là tốc độ trao đổi và xác định giữa cổng ADSL với Modem. Tốc độ có thể truyền cao nhất trên đôi cáp đồng nối giữa DSLAM và Modem (1).
                        - Tốc độ của dữ liệu được truyền trên kênh truy nhập (tốc độ quy định của gói cước) được quyết định bởi BRAS căn cứ vào profile khai báo khi thực hiện phiên PPP (2).
                        Do vậy có thể thấy rằng:
                        - Tốc độ trên modem cao hơn gói cước thì kênh truy nhập của bạn có thể đạt được tốc độ như gói cước đăng ký.
                        - Tốc độ trên modem thấy hơn gói cước thì kênh truy nhập của bạn chắc chắn sẽ thấp hơn tốc độ gói cước đăng ký.
                        Mà đây mới chỉ nói đến tốc độ kênh truyền đến cổng ra quốc tế của ISP mà thôi, còn ra đến Internet thì còn quá nhiều chuyện phải nói nữa.

                        Comment


                        • #13
                          VNPT HCM KHUYẾN MÃI INTERNET CÁP QUANG- CÁP ĐỒNG.>:D<
                          1/ Cáp Quang VNPT TP.HCM Gói CƯỚC MỚI : 20Mbps CÁP QUANG 100% TRỌN GÓI CHỈ CÒN 840.000 Đ.@-)
                          Support Kỹ thuật nhanh, Chất lượng dịch vụ ổn định, thủ tục đơn giản tận nhà.
                          Ngoài ra còn có Gói 30M giá chỉ còn 1tr260(có IP tĩnh)
                          2/ Các gói cước Cáp đồng MEGAVNN Khuyến mãi ::105:
                          gói EASY 2M 150k trọn gói ----------> Khuyến mãi 135K
                          Gói Easy 250K trọn gói ----------> Khuyến mãi 200k
                          và nhiềU gói cước KM khác nữa..................................
                          CHi tiết liên hệ :101::0903.168126 ,
                          :-" YM:quyen126@yahoo.com
                          Mail::45: nguyenquyenvnpt@vnn.vn
                          vnpthcm1@gmail.com

                          Comment


                          • #14
                            Ví da bò thì bền và xịn rồi. Tớ thấy ví da bò Tâm Anh bán dùng cũng được lắm đấy. Tâm Anh bán cả ví cá sấu nữa đó dùng xịn lắm. Có cả dây da bò , dây cá sấu nữa đó

                            Comment


                            • #15
                              hehe bài viết hay đó! thanks
                              bcdOnline.net

                              Comment

                              Working...
                              X