Ngày 15/1, từ điển bách khoa toàn thư trực tuyến lớn nhất thế giới tròn 10 tuổi. Cộng đồng mạng đã liệt kê những thông tin ấn tượng, gây kinh ngạc và cả nực cười về trang web cho phép bất cứ ai chỉnh sửa này.

Wikipedia đã tồn tại được 10 năm. Ảnh: Wired.Bài hát chính thức
Hotel Wikipedia là bài hát chính thức của Wikipedia, dựa trên ca khúc nổi tiếng từ năm 1976 Hotel California của nhóm nhạc The Eagle với nội dung như And in the dance of the pages. Editors sweat. And I was thinking to myself. This could be Heaven or this could be Hell (Các biên tập viên đổ mồ hôi trước các trang thông tin. Họ tự nhủ đây có thể là thiên đường mà cũng có thể là địa ngục). (Xem lời bài hát)
Ngôn ngữ kém phổ biến nhất
Trang Wikipedia tiếng Cheyenne chỉ có 57 bài viết với khoảng 10 người sử dụng tích cực (active user). Anh, Đức và Pháp là ba ngôn ngữ phổ biến nhất.
Danh sách DAFT
Wikipedia có một mục chứa danh sách những bài viết bị xóa vì tiêu đề quá kỳ dị (Deleted articles with freaky titles) như là AAAAAA! hay "Angry Donkey" (Con lừa cáu kỉnh)...
Chia tay bạn gái trên Wikipedia
Năm 2008, Jimmy Wales, nhà sáng lập trang Wikipedia, thông báo với toàn thế giới trên chính website này rằng mối quan hệ của ông với Rachel Marsden đã kết thúc. Cô bạn gái cũng không vừa khi đem những đồ vật cá nhân của Wales rao bán qua trang đấu giá eBay.
Bài viết cuối cùng
Lo sợ một ngày nào đó Internet sẽ không tồn tại, người dùng cùng nhau dự đoán bài viết cuối trên Wikipedia khi đó sẽ có tiêu đề là gì. Một số đề cử bao gồm "Chiến tranh thế giới thứ ba", "Vĩnh biệt thế giới", "Ngày của những sự kiện khó hiểu" như là băng giá toàn cầu, Wikipedia bị đóng cửa, những bộ phim yêu thích bị hủy...
Trò lừa nổi tiếng nhất
Shane Fitzgerald, sinh viên ở Ireland, lo ngại về tình trạng dùng Wikipedia như một nguồn kiến thức tin cậy. Ngày 28/3, khi nghe tin nhà viết nhạc cho nhiều bộ phim giành giải Oscar Maurice Jarre qua đời, Fitzgerald sáng tác một câu nói và khẳng định trên Wikipedia là của Jarre: "Ai đó có thể ví đời tôi như một bản nhạc dài. Âm nhạc là cả cuộc đời tôi và âm nhạc là thứ người ta nhớ đến tôi rất lâu sau khi tôi rời cuộc sống này. Khi tôi chết, sẽ có một bản waltz cuối cùng cất lên mà chỉ mình tôi có thể nghe".
Lập tức, hàng chục trang báo khi tra cứu thông tin về Jarre đã trích lại, trong đó có những tờ nổi tiếng như The Guardian (Anh). Thậm chí, một tháng trôi qua mà không ai phát hiện sai sót nên Fitzgerald đành gửi e-mail cho những tờ báo đó để nhắc nhở: "Nếu không đính chính, câu nói đó sau này hẳn sẽ được mặc định là của nhạc sĩ Maurice Jarre".
Những sự cố hài hước
Dù có kiểm duyệt, việc cho phép hàng triệu người dùng tự do chỉnh sửa trên trang sẽ không tránh khỏi những sự cố như thế này:
Bài viết về Vuvuzela mô tả loại kèn nổi tiếng trong kỳ World Cup 2010 này bằng một loạt chữ cái b và z, thể hiện đúng âm thanh của nó.

Bài viết dài nhất
56.495 từ, tương đương 115 trang Microsoft Word, là lượng thông tin dành cho bài viết "Line of succession to the British throne" để liệt kê các thế hệ hoàng gia Anh.

Wikipedia đã tồn tại được 10 năm. Ảnh: Wired.Bài hát chính thức
Hotel Wikipedia là bài hát chính thức của Wikipedia, dựa trên ca khúc nổi tiếng từ năm 1976 Hotel California của nhóm nhạc The Eagle với nội dung như And in the dance of the pages. Editors sweat. And I was thinking to myself. This could be Heaven or this could be Hell (Các biên tập viên đổ mồ hôi trước các trang thông tin. Họ tự nhủ đây có thể là thiên đường mà cũng có thể là địa ngục). (Xem lời bài hát)
Ngôn ngữ kém phổ biến nhất
Trang Wikipedia tiếng Cheyenne chỉ có 57 bài viết với khoảng 10 người sử dụng tích cực (active user). Anh, Đức và Pháp là ba ngôn ngữ phổ biến nhất.
Danh sách DAFT
Wikipedia có một mục chứa danh sách những bài viết bị xóa vì tiêu đề quá kỳ dị (Deleted articles with freaky titles) như là AAAAAA! hay "Angry Donkey" (Con lừa cáu kỉnh)...
Chia tay bạn gái trên Wikipedia
Năm 2008, Jimmy Wales, nhà sáng lập trang Wikipedia, thông báo với toàn thế giới trên chính website này rằng mối quan hệ của ông với Rachel Marsden đã kết thúc. Cô bạn gái cũng không vừa khi đem những đồ vật cá nhân của Wales rao bán qua trang đấu giá eBay.
Bài viết cuối cùng
Lo sợ một ngày nào đó Internet sẽ không tồn tại, người dùng cùng nhau dự đoán bài viết cuối trên Wikipedia khi đó sẽ có tiêu đề là gì. Một số đề cử bao gồm "Chiến tranh thế giới thứ ba", "Vĩnh biệt thế giới", "Ngày của những sự kiện khó hiểu" như là băng giá toàn cầu, Wikipedia bị đóng cửa, những bộ phim yêu thích bị hủy...
Trò lừa nổi tiếng nhất
Shane Fitzgerald, sinh viên ở Ireland, lo ngại về tình trạng dùng Wikipedia như một nguồn kiến thức tin cậy. Ngày 28/3, khi nghe tin nhà viết nhạc cho nhiều bộ phim giành giải Oscar Maurice Jarre qua đời, Fitzgerald sáng tác một câu nói và khẳng định trên Wikipedia là của Jarre: "Ai đó có thể ví đời tôi như một bản nhạc dài. Âm nhạc là cả cuộc đời tôi và âm nhạc là thứ người ta nhớ đến tôi rất lâu sau khi tôi rời cuộc sống này. Khi tôi chết, sẽ có một bản waltz cuối cùng cất lên mà chỉ mình tôi có thể nghe".
Lập tức, hàng chục trang báo khi tra cứu thông tin về Jarre đã trích lại, trong đó có những tờ nổi tiếng như The Guardian (Anh). Thậm chí, một tháng trôi qua mà không ai phát hiện sai sót nên Fitzgerald đành gửi e-mail cho những tờ báo đó để nhắc nhở: "Nếu không đính chính, câu nói đó sau này hẳn sẽ được mặc định là của nhạc sĩ Maurice Jarre".
Những sự cố hài hước
Dù có kiểm duyệt, việc cho phép hàng triệu người dùng tự do chỉnh sửa trên trang sẽ không tránh khỏi những sự cố như thế này:
Bài viết về Vuvuzela mô tả loại kèn nổi tiếng trong kỳ World Cup 2010 này bằng một loạt chữ cái b và z, thể hiện đúng âm thanh của nó.

Bài viết dài nhất
56.495 từ, tương đương 115 trang Microsoft Word, là lượng thông tin dành cho bài viết "Line of succession to the British throne" để liệt kê các thế hệ hoàng gia Anh.
Châu An - VnExpress