• If this is your first visit, be sure to check out the FAQ by clicking the link above. You may have to register before you can post: click the register link above to proceed. To start viewing messages, select the forum that you want to visit from the selection below.
Xin chào ! Nếu đây là lần đầu tiên bạn đến với diễn đàn, xin vui lòng danh ra một phút bấm vào đây để đăng kí và tham gia thảo luận cùng VnPro.

Announcement

Collapse
No announcement yet.

Một số thông tin về hệ thống chứng chỉ của Cisco (2019-2020)

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Một số thông tin về hệ thống chứng chỉ của Cisco (2019-2020)

    10 thay đổi lớn trong hệ thống chứng chỉ của Cisco
    Các chứng chỉ CCNA, CCNP và CCIE của Cisco đang thay đổi để tập trung nhấn mạnh các lĩnh vực như lập trình mạng, đa đám mây, IoT (Internet vạn vật), SD-WAN và các ứng dụng vào phần mềm khác. Cisco đang có sự thay đổi lớn trong hệ thống chứng chỉ của mình. Họ đang bổ sung một loạt môn thi mới cũng như tiếp tục cải biến các chứng chỉ cốt lõi bao gồm: Cisco Certified Network Associate (CCNA), Cisco Certified Network Professional (CCNP) và Cisco Certified Internetwork Expert (CCIE).
    Từ 1 năm trước, các kiến thức trong hệ thống chứng chỉ cũ đã lộ ra bất cập so với nhu cầu thực tế, theo Derek Winchester, CEO của công ty tư vấn Gotcha-6 Technologies và là thành viên của Hội đồng tư vấn CCIE của Cisco. Bảng mô tả công việc cho vị trí kĩ sư mạng mà các nhà tuyển dụng đăng tuyển ngày càng yêu cầu nhiều kỹ năng hơn lượng kiến thức mà chương trình CCNA, CCNP và CCIE đang cung cấp. Theo Win Winchester, nhà tyển dụng hiện đang rất quan tâm tới dịch vụ đám mây của Amazon (AWS), cũng như Python và ông cảm thấy Cisco đang thất bại trong lời hứa sẽ đưa CCIE trở thành những người dẫn đầu về công nghệ. Người đạt chứng chỉ CCIE vốn được cho là có khả năng thiết kế mạng phức tạp nhất thế giới, và, theo Winchester, chương trình đào tạo của Cisco không còn hỗ trợ điều đó nữa.

    Ngay cả chứng chỉ CCNA, vốn đã được định hình về một mảng kiến thức cụ thể như bảo mật hoặc wireless cũng không cho thấy sự tương đồng , Winchester cho biết. Người có chứng chỉ này biết về bảo mật và wireless, nhưng họ không nắm rõ nguyên tắc cơ bản của cơ sở hạ tầng mạng và điều đó trở nên rất đáng chú ý.

    Cùng với các thành viên trong hội đồng, Winchester bắt đầu thúc đẩy Cisco thay đổi đáng kể, chẳng hạn như thêm một số công nghệ mới vào các để thi. Song song đó, Cisco đã lắng nghe nhiều phản hồi không những từ các chuyên gia mạng, những người đang nghiên cứu về lập trình mạng ứng dụng như: đa đám mây, máy học (machine learning), trí tuệ nhân tạo, tự động hóa, IoT, SD-WAN - mà còn từ các lập trình viên những người cũng muốn tìm hiểu về mạng để có thể tương tác với các nhóm CNTT và thực hiện các nhiệm vụ doanh nghiệp đơn giản.
    Và Cisco đã đưa ra câu trả lời với những thay đổi lớn có hiệu lực vào ngày 24 tháng 2 năm 2020. Các bản cập nhật được công bố lần đầu tiên vào tháng 6 tại sự kiện Cisco Live!, hội thảo phạm vi toàn cầu của công ty. Susie Wee, phó chủ tịch và CTO mảng DevNet của Cisco hy vọng các môn thi được sắp xếp hợp lý và các chứng chỉ mới sẽ lấp đầy khoảng trống kiến thức mà các nhà tuyển dụng đang yêu cầu. “Cơ sở hạ tầng hiện nay là một hệ thống phần mềm lớn và chúng tôi hy vọng các kỹ sư và các lập trình viên có thể sử dụng những kiến thức này làm nền tảng mở rộng con đường sự nghiệp của họ.”

    Ở cấp độ cao hơn, Cisco đã hợp lý hóa các môn thi theo bốn cấp độ chứng nhận chính: Tập sự (Associate), Chuyên viên (Professional), và Chuyên gia (Expert). Bạn có thể theo đuổi một kỹ thuật và / hoặc phần mềm cho mỗi cấp độ. Tại thời điểm này, các chứng chỉ CCENT (Cisco Certified Entry Networking Technician), CCDE (Cisco Certified Design Expert) và CCA (Cisco Certified Architect) vẫn không thay đổi.

    Đi sâu vào những thay đổi, dưới đây là 10 điều quan trọng cần lưu ý:

    1. Các môn thi ở mảng DevNet

    Các môn thi trong mảng này tập trung vào mã hóa, tự động hóa, phát triển ứng dụng trên nền tảng của Cisco và những gì các nhà phát triển cần biết về các nguyên tắc cơ bản của mạng. Chẳng hạn, DevNet Associate bao gồm sự hiểu biết và sử dụng hàm API, phát triển và thiết kế phần mềm, triển khai ứng dụng và bảo mật, cơ sở hạ tầng và tự động hóa, và các nguyên tắc cơ bản của mạng.

    2. Chương trình CCNA hợp nhất

    Cấp độ CCNA sẽ không còn các môn thi riêng cho từng mảng kiến thức cụ thể. Nhiều yếu tố như wireless, secutiry, Router, Switch và các khái niệm về tự động hóa mạng - được bao quát rộng rãi trong một bài kiểm tra. CCNA hợp nhất và cập nhật bao gồm các kỹ năng kết nối cấp độ đầu vào trên các công nghệ, chẳng hạn như các nguyên tắc cơ bản IP, truy cập mạng, kết nối IP, các kỹ năng cơ bản về bảo mật và các vấn đề cơ bản về tự động hóa và lập trình mạng.

    3. Chương trình CCNP

    Cấp độ CCNP sẽ có 2 môn thi. Một môn thi bắt buộc Core Exam vời kiến thức tập trung trong năm mảng - enterprise, security, service provider, collaboration, data và một môn thi tự chọn Concentration Exam, tập trung vào công nghệ mà thí sinh chọn. Các kỳ thi Core Exam bao gồm các khái niệm nền tảng và phổ biến cần thiết cho một ứng viên thành thạo kiến trúc công nghệ. Môn thi Concentration Exam sẽ đi sâu hơn vào một công nghệ có liên quan và có liên quan đến Core Exam, cho phép ứng viên chọn một chủ đề mà họ quan tâm hoặc liên quan đến lĩnh vực công nghệ mà họ chọn.

    4. CCNP DevNet sẽ có lựa chọn cho môn thi Concentration

    Chứng chỉ Cisco Certified DevNet Professionals sẽ có một môn thi Core Exam và một môn thi Concentration Exam tập trung vào công nghệ mà thí sinh chọn (bao gồm cả tự động hóa và khả năng lập trình trong năm lĩnh vực của kỹ sư mạng). Môn thi Concentration Exam tập trung vào tự động hóa như enterprise, security, service provider, collaboration, hoặc data center cũng như các chủ đề về IoT, WebEx và DevOps.

    5. Các kì thi Concentration tương đương với các kì thi specialist

    Các chứng chỉ specialist đã có tích hợp công nghệ cụ thể nên không có giới hạn nào cho số lượng chứng chỉ mà bạn muốn lấy. Các chứng chỉ này cũng chỉ cần vượt qua bất kì kì thi written nào nằm trong khuôn khổ các kì thi có giám thị canh thi ngoại trừ các kì thi cấp độ associate

    6. CCIE yêu cầu 1 môn thiCore Exam và một môn Lab Exam

    Cấp độ CCIE sẽ có một kì thi Core Exam (tập trung vào 5 mảng enterprise, security, service provider, collaboration, or data center) và sau đó là một kì thi Lab. Mảng enterprise sẽ có hai lựa chọn cho bài thi Lab: enterprise infrastructure và enterprise wireless. Kì thi CCIE Written cho chứng chỉ CCNP và chứng chỉ CCIE. Kì thi CCIE lab đang được cập nhật để đánh giá các kỹ năng của ứng viên qua toàn bộ quá trình từ thiết kế, triển khai, vận hành và tối ưu hóa các kịch bản mạng phức tạp. Các bài thi Lab sẽ thay đổi để đánh giá các kỹ năng này từ đầu đến cuối. Các thí sinh được yêu cầu phải vượt qua kỳ thi Core Exam trước khi đăng kí kì thi Lab.

    7. Không yêu cầu phải có CCNA để lấy chứng chỉ CCNP

    Thí sinh có thể chọn bất kì cấp độ nào để bắt đầu lấy chứng chỉ Cisco. Các chứng chỉ trong chương trình học cũ của Cisco đều có thể tiếp tục sử dụng và cũng có dùng để tái chứng nhận ở bất kì cấp độ nào. Trước đây chỉ áp dụng cho cấp độ CCIE. Bạn có thể dễ dàng tiếp tục theo các chương trình đào tạo của Cisco bao gồm các hội thảo Cisco Live!, đào tạo trực tuyến hay chương trình đào tạo với giảng viên có chứng nhận của Cisco cũng như các loại hình đào tạo khác của hãng.

    8. CCDE (Cisco Certified DevNet Expert)

    Cisco sẽ sớm tung ra các chứng chỉ cho cấp độ Expert mảng DevNet.

    9. Môn thi cũ sẽ hết hạn khi các môn thi mới được tung ra

    Bạn có thể tiếp tục thi hoặc tái chứng nhận chứng chỉ theo chương trình thi cũ cho tới 24 tháng 2 và vẫn giữ được thời hạn như cũ.

    10. Lợi ích ở cấp độ CCIE

    Chứng chỉ CCIE sau 20 năm duy trì liên tiếp sẽ được cấp chứng nhận trọn đời.


    Đặng Quang Minh, CCIEx2#11897 (Enterprise Infrastructure, Wireless), DEVNET, CCSI#31417

    Email : dangquangminh@vnpro.org
    https://www.facebook.com/groups/vietprofessional/
Working...
X