• If this is your first visit, be sure to check out the FAQ by clicking the link above. You may have to register before you can post: click the register link above to proceed. To start viewing messages, select the forum that you want to visit from the selection below.
Xin chào ! Nếu đây là lần đầu tiên bạn đến với diễn đàn, xin vui lòng danh ra một phút bấm vào đây để đăng kí và tham gia thảo luận cùng VnPro.

Announcement

Collapse
No announcement yet.

Nguyên lý hoạt động của phần mềm Loadblancing ?

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Nguyên lý hoạt động của phần mềm Loadblancing ?

    Mình có sơ đồ như thế này (1 Server có 2 NIC) :

    |--- NIC 1 ------- Line ADSL 1
    Server
    |--- NIC 2 ------- Line ADSL 2

    1. Mình muốn hỏi nguyên lý của phần mềm làm Loadblacing nó hoạt động như thế nào ?

    Khi một gói tin được gửi đi thì nó có chia một số gói tin rồi gửi lên cả 2 đường ADSL ? hoặc gói tin nhận về thì sao ?

    Hay bản chất trong trường hợp này nếu phát hiện đường ADSL 1 busy chẳng hạn thì nó sẽ sử dụng đường ADSL 2 ? và dữ liệu khi đó chỉ gửi/nhận trên đường ADSL 2 ?

    2. Hiện có những phần mềm nào tốt dùng cho topology trên được ?

    3. Trong Windows Windows Server 2003 có thể làm được yêu cầu Loadblancing trên ?
    Lý thuyết chỉ một màu xám xịt, còn cây đời mãi mãi xanh tươi :)

  • #2
    Originally posted by HoGuomXanh View Post
    Mình có sơ đồ như thế này (1 Server có 2 NIC) :

    |--- NIC 1 ------- Line ADSL 1
    Server
    |--- NIC 2 ------- Line ADSL 2

    1. Mình muốn hỏi nguyên lý của phần mềm làm Loadblacing nó hoạt động như thế nào ?

    Khi một gói tin được gửi đi thì nó có chia một số gói tin rồi gửi lên cả 2 đường ADSL ? hoặc gói tin nhận về thì sao ?

    Hay bản chất trong trường hợp này nếu phát hiện đường ADSL 1 busy chẳng hạn thì nó sẽ sử dụng đường ADSL 2 ? và dữ liệu khi đó chỉ gửi/nhận trên đường ADSL 2 ?
    Theo mình biết, Load-Balancing có 2 mô hình cơ bản là phân tán (distributed) và tập trung (centralized). Dưới đây mình giải thích 2 mô hình:
    Mô hình phân tán

    Topo như sau:
    Code:
             +--(Server1)---VIP--+
    (Private)+--(Server2)---VIP--+---(Switch)----(Outside)
             +--(ServerN)---VIP--+
    
    VIP = Virtual IP
    Trong mô hình trên, các server 1,2,...,N có các IP của riêng nó, đồng thời, mỗi server được cấu hình để sử dụng cùng một IP - gọi là VIP. Ngoài ra, giữa các server còn kết nối với nhau qua một mạng riêng - mạng này cho phép các server trao đổi các thông tin trạng thái. Phần mềm Load-balancing chạy trên các server sẽ giám sát tài nguyên trên các server, đồng bộ, và phân phối các yêu cầu của người dùng.

    Người dùng từ mạng ngoài (Outside) kết nối đến dịch vụ được Load-Balance thông qua VIP. Tất cả các server đều nhận được yêu cầu, nhưng chỉ 1 server được lựa chọn (dựa trên các thông số cấu hình và giải thuật mà phần mềm Load-balancing sử dụng) để thiết lập kết nối và xử lý các yêu cầu của người dùng.


    Mô hình tập trung

    Topo như sau
    Code:
    (Server1)-----+
    (Server2)-----+-----(Load-Balancer)---(IP)----(Outside)
    (ServerN)-----+
    Trong mô hình này, các server được kết nối với bên ngoài qua một bộ cân bằng tải (Load-Balancer). Load-Balancer có thể là router, hay server. Mỗi server có một IP riêng. Load-Balancer thường có 2 interface - 1 cho mạng nối với server, 1 cho mạng ngoài.

    Người dùng mạng ngoài kết nối thông qua địa chỉ IP của Load-Balancer. Phần mềm trên Load-Balancer sẽ giám sát các kết nối, các session và phân phối các yêu cầu đến từng server bên trong.

    Ưu và nhược điểm
    Mỗi mô hình có ưu và nhược điểm riêng. Ví dụ, trong mô hình tập trung , nếu Load-Balancer lỗi thì dịch vụ sẽ bị khai tử.


    Với mô hình của bạn

    Topo:
    Code:
             +--(NIC1)----(ADSL1)-------(ISP)
    (Server)+
             +--(NIC2)----(ADSL2)-------(ISP)
    Thông thường, "server" trong mô hình của bạn không chạy phần mềm Load-Balancing. Trong trừơng hợp này, server sẽ chọn 1 NIC và sử dụng NIC đó để kết nối. Không có Load-Balancing.

    Nếu server chạy Load-Balancing, thì còn tùy thuộc vào khả năng của phần mềm Load-Balancing. Phần mềm phải có khả năng: giám sát được từng phiên kết nối để đảm bảo forward gói tin đến đúng NIC, phải có khả năng duy trì một bảng thông tin về các session đang hoạt động để có khả năng phân phối các yêu cầu trên hai đường ADSL khác nhau.

    Do các ISP thường không cung cấp dịch vụ Load-Balancing, mà với 2 ISP khác nhau, điều này lại càng không thể, nên khi một gói tin yêu cầu đi ra từ 1 line ADSL, gói tin trả lời tương ứng phải được nhận về trên line ADSL đấy. Nếu không, gói tin trả lời sẽ bị hủy bỏ bởi ISP.

    Originally posted by HoGuomXanh View Post
    2. Hiện có những phần mềm nào tốt dùng cho topology trên được ?
    Hiện thời thì chưa có phần mềm nào, :D. Mình có tìm hiểu thì thấy một số phần mềm làm được nhưng phải dùng Linux, và phải có kiến thức sâu về iptables của Linux thì mới cấu hình thành công. Mình đã thử nhiều lần nhưng không có kết quả.

    Một số hãng cũng cung cấp bộ cân bằng tải bằng phần cứng, bạn có thể search bằng Google. Mình chưa dùng các sản phẩm này nên không đánh giá được.

    Originally posted by HoGuomXanh View Post
    3. Trong Windows Windows Server 2003 có thể làm được yêu cầu Loadblancing trên ?
    Đáng tiếc là với yêu cầu trên của bạn, Windows 2003 không đáp ứng được (theo như những gì mình biết).

    Bạn nào có cách hoặc phần mềm gì thì post lên để anh em tham khảo nhé
    Không câu hỏi nào là dở hơi!

    Comment


    • #3
      cảm ơn anh nhaque123 đã trả lời thắc mắc của em.

      Về mô hình của em đưa ra thì em có tham khảo hệ thống ở chỗ bạn em nó dang dùng mô hình đó với 2 đường ADSL (FPT&VDC) bằng phần mềm RainConnect.

      Rainconnect trước là của Rainfinity Coporation nay nó thuộc EMC Group.

      Em cũng có được thông tin đó từ đây :




      và đây là một ví dụ về mô hình sử dụng nó :



      Lý thuyết chỉ một màu xám xịt, còn cây đời mãi mãi xanh tươi :)

      Comment


      • #4
        Mô hình của các bạn đưa ra hay quá, mình cũng học hỏi được nhiều từ đó, thanks các bạn. Nhưng về ứng dụng thực tế, mình đưa một số ý kiến.

        Theo ý kiến của mình, để sử dụng được hiệu quả nhất và tối ưu nhất về Load Balancing là sử dụng hardware. Một số thiết bị hổ trợ như là :

        http://www.planet.com.tw/product/pro...281&menu_id=36 ---> Liên hệ công ty Netcom thử xem

        hoặc Edimax tại http://www.edimax.com.tw/indexe.htm

        Nếu không thì tìm thử cái này Linksys DUAL WAN router RV082. Những thiết bị đó đều có đại lý phân phối ở Việt Nam hết đó.
        Bạn có thể tìm thiết bị khác để phù hợp với nhu cầu...

        Còn về sử dụng phần mềm Load Balancing (chắc chắn là không bằng hardware rùi), nhưng kết quả cũng chấp nhận được. Sao bạn không thử sử dụng một phần mềm quen thuộc đó là ISA.
        Bạn tham khảo thêm ở đây http://www.microsoft.com/technet/isa...ancing_ee.mspx

        Đôi chút ý kiến. Chúc bạn thành công !!!
        Ví phỏng cuộc đời bằng phẳng cả
        Anh hùng hào kiệt có hơn ai...

        Comment


        • #5
          Giải pháp Load Balancing trên ISA2004 tốn lắm, vì phải cần 2 máy chủ ISA bản Enterprise Edition cơ, mình thấy phần mềm dùng RainConnect là được rồi, còn đường nhiên phần cứng vẫn tốt hơn nhiều.
          Thử cái Load Balancing của Surecom đi, có tầm < 200USD mà chạy cũng được

          Comment


          • #6
            Originally posted by H2SO4 View Post
            Giải pháp Load Balancing trên ISA2004 tốn lắm, vì phải cần 2 máy chủ ISA bản Enterprise Edition cơ, mình thấy phần mềm dùng RainConnect là được rồi, còn đường nhiên phần cứng vẫn tốt hơn nhiều.
            Thử cái Load Balancing của Surecom đi, có tầm < 200USD mà chạy cũng được
            Mình có thắc mắc là nếu như dùng ISA làm LoadBlancing thì khi set các Access Rule sẽ đặt ở máy nào ? hay 2 máy này sẽ đồng bộ cho nhau ?
            Lý thuyết chỉ một màu xám xịt, còn cây đời mãi mãi xanh tươi :)

            Comment


            • #7
              Hi HoGuomXanh,

              Vậy bạn thử giải pháp RainConnect đi. Mình đọc qua trên trang bạn gửi thấy rất hay.

              ISA 2440 Enterprise mới cho phép làm Load-Balancing, và các rule này được đặt tập trung tại một database. Các rule sẽ đồng bộ với nhau. Nhưng mình không chắc chắn lắm về khả năng cân bằng tải của ISA trong trường hợp của này - có 2 kết nối ADSL của 2 ISP khác nhau.
              Không câu hỏi nào là dở hơi!

              Comment


              • #8
                Về nguyên tắc, ISA2004 bản Enterprise cho phép thiết lập Load Balancing theo mô hình: 2 máy chủ ISA2004, mỗi máy cắm một đường ADSL độc lập, hai máy này cùng nằm trong một ISA array, do đó chung một CSDL (nghĩa là chung một cấu hình, chung firewall policy, public policy...giống như 2 node của 1 cluster). Hai máy này sẽ cùng build một cache bằng cách sử dụng giao thức CARP (Cache array routing protocol), đồng thời sẽ có một IP đại diện cho cả hai máy chủ ISA này, đóng vai trò là Virtual IP cho một cụm cluster để client kết nối đến. Giải pháp này chỉ khác cluser ở chỗ là không cần sử dụng một shared disk để làm quorum và shared database.
                Tuy nhiên mình nghĩ là giải pháp này khá tốn, nên sử dụng phần cứng, hoặc nếu thiếu tiền thì tạm dùng Rain Connect đi.

                Comment


                • #9
                  Originally posted by H2SO4 View Post
                  Giải pháp Load Balancing trên ISA2004 tốn lắm, vì phải cần 2 máy chủ ISA bản Enterprise Edition cơ, mình thấy phần mềm dùng RainConnect là được rồi, còn đường nhiên phần cứng vẫn tốt hơn nhiều.
                  Thử cái Load Balancing của Surecom đi, có tầm < 200USD mà chạy cũng được
                  anh ơi RainConnect giờ chạy có vẻ ì ạch lắm, LBC đến 4 đường mà duyệt Web đôi khi vẫn thấy chậm : (

                  E-mail : vnpro2005 @ gmail . com

                  Comment

                  Working...
                  X