Xin chào ! Nếu đây là lần đầu tiên bạn đến với diễn đàn, xin vui lòng danh ra một phút bấm vào đây để đăng kí và tham gia thảo luận cùng VnPro.

Announcement

Collapse
No announcement yet.

CISSP certified

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • CISSP certified

    Tôi đã pass kỳ thi CISSP từ giữa tháng 9 và bây giờ đã chính thức được Certified sau một lô các bước kiểm tra đánh giá của (ISC)2.

    Về kỳ thi này, tôi đánh giá nó không quá khó so với CCIE Lab và kết quả là tôi đã pass CISSP ở lần thi đầu tiên. Khối lượng kiến thức phải học thực sự rất nhiều bởi bài thi gồm các câu hỏi trải rộng trên 10 lĩnh vực liên quan đến Security nhưng không đi sâu vào chi tiết. Thông thường candidate ghi điểm nhiều nhất ở các domain Telecommunication & Network Security, Cryptography, Security Management Practices... và thường hay mất điểm ở domain Law, Investigation & Ethics và Security Architecture Models. Có 4 domain sau là được hỏi nhiều nhất: Network & Telecom, Access Control, Cryptography, Business Continuity Planning & Disaster Recovery Planning.

    Một điểm đáng chú ý là với kỳ thi này để đảm bảo chất lượng và tránh gian lận (cheating) nên mỗi đề bài thi thường chỉ được dùng một lần, trong lần thi tiếp theo ISC sẽ soạn lại bộ đề hoàn toàn khác. Do vậy việc dùng những công cụ gian lận như T*K* sẽ không có tác dụng. Ai mà rely vào T*K* để đi thi thì chắc chắn sẽ fail. Đề thi dài hơn 60 trang và làm trong thời gian 6h liên tục. Đây là kỳ thi trên giấy (paper-based) chứ không thi dạng computer-based và thông thường tại mỗi điểm thi sẽ tổ chức 5 lần thi hàng năm.

    Để tham dự và pass kỳ thi này một cách chắc ăn, bạn nên có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc (yêu cầu của ISC là 4 năm) bởi vì bạn sẽ thấy rằng trong những câu hỏi thi sẽ có những câu mà bạn không tìm đâu ra đáp án dựa theo các tài liệu luyện thi (kể cả tài liệu Official Guide của ISC). Trong bài thi của mình, tôi gặp khoảng 15 câu hỏi như vậy và đã trả lời dựa theo kinh nghiệm làm việc thực tế. Việc chuẩn bị không cần nhiều thời gian lắm, tôi nghĩ khoảng 3 tháng là đủ, tất nhiên phải học với cường độ cao. Vì thực ra có một số nội dung phải học thuộc lòng nên nếu mình học lâu quá kiểu gì cũng lại quên.

    Tôi cũng mới nghe tin là có thêm 2 CCIE của Vietnam là anh Trần Tiên Phong (FPT) và anh Nguyễn Hoàng Long (Datacraft) cũng mới pass CISSP. Chắc các anh cũng đang chờ kết quả process Endorsement. Hy vọng ngày càng có nhiều người quan tâm đến chứng chỉ này.

    Số lượng CISSP tại mỗi nước được thống kê trong link dưới đây:
    CISSP

  • #2
    Xin chúc mừng anh Scrip**iddies, anh sẽ tiếp tục lên CCIE Secur nữa chứ ạ. Và theo anh đánh giá thì SANS so với CISSP như thế nào ạ. Một lần nữa xin chức mừng anh
    OPEN $OURCE
    $AVES MONEY
    .................................................. .

    Hãy như dòng nước chảy về với đại dương, từ tốn, hiền hòa , gặp hòn đá giữa đường thì vòng qua, đi tiếp.. lớn dần, lớn dần, cuốn trào qua tất cả.. lại từ tốn , hiền hòa... trôi... để rồi đến trước đại dương bao la.. và tan vào biển cả.
    Hãy như mây lang thang, chẳng từ đâu đến, chẳng đi về đâu, lững lờ trôi, cuồn cuộn chảy, chẳng bao giờ muốn, gió thổi thì đi, gió ngừng thì đứng, lúc nào cũng thấy.

    Comment


    • #3
      Cám ơn bạn.

      Theo mình biết thì kiến thức của CISSP và SANS là theo 2 hướng tiếp cận khác nhau. Với CISSP thì chủ yếu tập trung vào Security management, hoạch định chính sách, thiết lập mô hình hoạt động, phân tích đánh giá rủi ro và nó không đi sâu về technical. Còn SANS thì thực tiễn hơn, more practical, đi sâu về phân tích chi tiết technical, chính vì vậy bên cạnh module basic của SANS là GSEC còn nhiều module chuyên sâu khác như Firewall/Intrusion/Forensics Analyst, Incident Handler, Windows/Unix/Oracle Security... Tốt nhất vẫn là có cả hai :-). Về lâu dài tôi thấy nếu có Master degree in Information Security sẽ là một big advantage.

      Chắc là tôi sẽ không đi theo hướng CCIE Security vì với Cisco mà nói thì track R&S còn được đánh giá cao vì đó là thế mạnh của Cisco chứ track Security thì không được đánh giá cao đâu mặc dù nó rất khó. Xét về Security thì Cisco không phải là hạng top in the industry out there. Ai đã từng làm với PIX hay ASA đều thấy bực mình vì nó không thuận tiện cho việc cấu hình, kém xa so với NS FW của Juniper và đương nhiên là không thể bằng Check Point được rồi. Thêm vào đó Security là một process chứ không phải sản phẩm hay công nghệ của hãng nào cả.
      CISSP

      Comment


      • #4
        cám ơn anh Script đã viết các bài rất hay.

        Anh có thể công bố tên thật của anh được ko?

        Comment


        • #5
          Chào anh Script Kiddies, chúc mừng anh pass qua kỳ thi của ISC2. Anh đã qua được kỳ Endorsement, chứng tỏ anh có một Profile rất tốt trong Security. Quang mong anh có thể cho biết cách thức ISC tổ chức việc kiểm tra trong 1 tháng này bằng cách nào không?

          Mong sớm nhận được câu trả lời từ anh Script Kiddies.
          MCITP, CCNP, Security+, and experience. Working on Bachelor Degree + CCSP

          Comment


          • #6
            Cho em hoi anh ScriptKiddies dang hoc MS o dau vay a ? La`m sao anh co' the vua theo duoi nhung chung chi nhu CISSP vua co thoi gian hoc MS ??? Kham phuc thiet...
            Em sap tot nghiep dai hoc, dang dung giua 2 con duong giua hoc MS (ve Information Security) va` theo duoi nhung chung chi nhu CISSP, mong anh cho loi khuyen.

            Comment


            • #7
              Mình đang học Master ở Australia, việc học MS với việc học CISSP khác nhau vì MS là một quá trình dài hơi còn CISSP là ngắn hạn và tập trung cao. Nếu mình sắp xếp thời gian hợp lý thì hoàn toàn có thể học song song cả 2 thứ được.

              Để có profile tốt thì cần phải có cả University degree và industry certifications. Việc vượt qua audit CISSP không hề khó nếu mình thực sự đạt được các entry requirement của ISC
              CISSP

              Comment

              Working...
              X